QUẺ TAM BAN
Gặp quẻ nối liền nhau (liên quẻ) được hình thành trên cơ sở sơn và hướng hợp thành 10 gọi quẻ tam ban. Hai cung cùng nhau sinh thành như Nhất Lục, Nhị Thất, Tam Bát, Tứ Cửu, Ngũ Thập là các số tiên thiên bát quái sinh thành. Hai cung cùng nhau hợp thành 10 như Khảm Nhất Ly Cửu, Khôn Nhị Cấn Bát, Chấn Tam Đoài Thất, Càn Lục Tốn Tứ là các cung đối nhau của hậu thiên. Các cung hợp thành 10 là hai cung khí thông nhau. Trên cơ sở này sinh ra hai loại quẻ, một là loại tam ban liền số, hai là loại tam ban phụ mẫu.
Tam ban liền số bao gồm: Nhất Nhị Tam; Nhị Tam Tứ; Tam Tứ Ngũ; Tứ Ngũ Lục; Ngũ Lục Thất; Lục Thất Bát; Thất Bát Cửu; Bát Cửu Nhất, Cửu Nhất Nhị… Nhất Nhị Tam, Nó thích hợp với việc sử dụng chính thần và linh thần. Quẻ tam ban phụ mẫu như Nhất Tứ Thất; Nhị Ngũ Bát; Tam Lục Cửu;. Loại này lấy sự sinh thành của sơn và hướng làm cơ sở, cũng bao hàm cả hợp thành 10 ở trong đó. Cấu trúc và công dụng của loại quẻ tam ban này có ý nghĩa Dịch Lý rất cao và rất khố hiểu.
Từ vận 1 tới vận 8, bất cứ một sao nào nhập vào cung giữa đều hình thành với Khảm hoặc Ly một số sinh thành tiên thiên bát quái.
Ở v1 Nhất nhập vào giữa Lục tới Khảm, Nhất hợp với Lục
Ở v2 Nhị nhập vào giữa Thất tới Khảm, Nhị hợp với Thất
Ở v3 Tam nhập vào giữu Bát tới Khảm, Tam Hợp với Bát
Ở v4 Tứ nhập vào giữa Cửu tới Khảm Tứ hợp với Cửu
Ở v6 Lục nhập vào giữa Nhất tới Ly, Lục hợp với Nhất
Ở v7 Thất nhập vào giữa Nhị tới Ly, Thất hợp với Nhị
Ở v8 Bát nhập vào giữa Tam tới Ly, Bát hợp với Tam
Ở v9 Cửu Nhập vào giữa Tứ tới ly Cửu hợp với Tứ.
Khi bài liệt tinh đồ, nếu ta nhận thấy số đại diên cho khí ở cung chính giữa hợp với cung Khảm lại hợp với cả cung Ly, ba cung hợp thành số của tiên thiên bát quái thì sơn và hướng nhất quán về khí quẻ của cung giữa, tức là cùng thông trước sau.
Sự liên thông khí của quẻ trước với quẻ sau sẽ xuất hiện sự liên thông khí của thượng nguyên, trung nguyên và hạ nguyên do đó mà có thể dùng cho cả tam nguyên.
-- Những cục mà phía hướng có Nhất Nhất thì có thể thông dụng khí với Tứ Thất, tức là hình thành quẻ tam ban Nhất Tứ Thất. Tương tự với trường hợp phía hướng có Tứ Tứ hay Thất Thất
-- Những cục mà phía hướng có Nhị Nhị thì có thể thông dụng khí với Nhị Ngũ, tức là hình thành quẻ tam ban Nhị Ngũ Bát. Tương tự với trường hợp phía hướng có Ngũ Ngũ hay Bát Bát
-- Những cục mà phía hướng có Tam tam thi có thể thôn dụng khí với Lục Cửu, tức là hình thành quẻ tam ban Tam Lục Cửu. Tương tự với trường hợp phía hướng có Lục Lục hay Cửu Cửu
Nghĩa của hai từ thông dụng được hiểu là có thể “cướp” “mượn” khí khi khí được thông thương nhau. Trong phong thủy người ta thay hai từ này bằng hai từ “Đả kiếp”
Khi gặp cục Nhất Tứ Thất, ta hiều khí của v1 có thể thông khí với v4 và v7, nên nó có thể mượn hoặc cướp khí của vận 4 hoặc v7 hoặc v1, tức là khi dùng khí của v1 nó cướp luôn khí của v4, v7 để dùng, hay nói khác đi khi 1 vượng thì 4,7 cũng vì thế mà vượng…còn lại sẽ là tương tự.
Hãy nhìn xem song tinh đóng ở cung nào để kết luận sự xuất hiên của tam ban. Ta cũng có thể dễ dàng nhận ra từ cách phân bổ theo nguyên đán bàn Tam Chấn Lục Càn Cửu Ly hình thành một tổ hợp. Nhất Khảm Tứ Tốn Thất Đoài hình thành một tổ hợp. KhônTrung cung Cấn hình thành một tổ hợp.
Nếu các bạn để ý một chút, các bạn sẽ nhận ra ngay ba đỉnh tam giác của tổ hợp Chấn Càn Ly; Khảm Tốn Đoài hình thành tương thích quỹ tích Sinh Vượng Mộ - nó là nền tảng của thủy pháp trường sinh, nền tảng để nhận dạng Loan đầu, nó cho ta thông tin để suy xét xem Môi trường và Lý khí có tương thích không.
Tổ hợp Nhị Ngũ Bát xuyên tâm đã tạo ra một cục đặc biệt, nó đòi hỏi về loan đầu thật nghiêm ngặt hơn, nên khi luận khí các bạn đừng vội tưởng khi được tinh đồ xuất hiện tam ban Nhị Ngũ Bát đã vội mừng được phúc lớn. Tôi đã gặp không ít trường hợp này ngoài thực tế, trạch chủ không những không gặp phúc mà lại họa khôn lường.