LỆNH TINH

LỆNH TINH
Ngày đăng: 27/02/2021 09:21 PM

    LỆNH TINH

    Sao vượng khí

    Phi tinh cửu cung theo thời gian khác nhau mà lần lượt nhập vào cung giữa. sao nhập vào cung giữa gọi là sao đương lệnh. Gọi là sao đương lệnh tức là sao nắm quyền tại thời điểm đó, giống như người luân phiên trực ban vậy. Mỗi một thời điểm sẽ có một sao trực ban, như vậy cũng gọi là sao đương trực. Nó là vượng tinh. Vượng tinh có ba chức năng sau đây:

    1- Thứ nhất nó Phát ra khí quẻ mạnh nhất.

    Ví dụ từ năm 2004 tới năm 2023 là hạ nguyên Bát vận. Bát bạch Tả Phù nhập vào cung giữa - nó là sao nắm quyền. Bát bach Tả phù nguyên đóng ở cung Cấn, hành thổ, khí quẻ thuộc thổ, vốn nó chỉ có tác dụng ở cung Đoài, nay nhập giữa, tác dụng của nó vượt qua giới hạn cung Đoài mà chi phối toàn thể tinh bàn, cho nên khí của nó mạnh nhất trong toàn bộ tinh bàn, thổ khí mạnh nhất

    2- Thứ hai nó khống chế toàn bộ khí trường của tinh bàn.

    Cũng ví dụ đối với vận 8: Khi bát bạch nhập trung cung thì nó có tác dụng khắc chế thủy khí đối với sao nhất bạc bay tới cung Đoài. Nó tăng gia tăng tác dụng đối với kim khí đối với các sao lục bạch + thất xích bay tới cung Chấn và cung Tốn. Nó kháng lại sự khắc chế của mộc khí tam bích và tứ lục ở cung Ly và cung Khảm. Nó làm xì hơi hỏa khí đối với cửu tử ở cung Càn, nó kích thích thổ khí của các sao ngũ hoàng và nhị hắc bay tới ở cung Cấn và cung Khôn.

    3- Thứ ba nó quyết định sự vượng suy của thời vận.

    Gọi là thời vận tức là chỉ khí ở những tầng thứ thời gian khác nhau. Đại vận là chỉ nguyên vận, tức khí của một chu kỳ 60 năm. Tiểu vận là chỉ khí của chu kỳ 20 năm. Ngoải ra còn có niên; nguyệ;t nhật; thời vận. Mỗi một khoảng thời gian ngắn hay dài đều có một sao nắm lệnh, nó quyết định tính chất khí của vận trong tinh bàn và vượng suy của con người trong thời gian đó. Ví dụ từ năm 1984 tới năm 2003, trong thời gian này thất xích nắm lệnh. Tính chất khí quyết đinh trong thời gian này là kim. Những người thuộc giới hạn khí thuộc Đoài kim sẽ hưng vượng. Những người có mệnh khí thuộc Chấn mộc sẽ giảm xuống. Phụ nữ, đặc biệt là thiếu nữ sẽ hoạt bát, tài cán, còn nam giới trung tuổi và cao tuổi trở nên trầm mặc thậm chí yếu đuối…

    Những sao còn lại đều gọi là sao đã thất lệnh

    Sao thoái khí

    Sao vừa ra khỏi cung giữa của vận tinh, nó không còn vượng khín nhưng chưa hẳn đã là suy khí, nó là sao trung tính. Ví dụ Bát bạch nắm lệnh thì Thất xích là sao thoái khí, nó không vượng và không suy, khi nó được sinh vượng vẫn có thể đem lại cát khí, khi bị xì hơi khắc chế thì có thể trở thành sát khí.

    Sao Sát khí

    Những sao rời cung giữa đã khá xa, hoàn toàn thể hiện tính chất khí ban đầu của nó, là loại sát tinh Ví dụ Thất xích nắm lệnh thì Ngũ hoàng + Tam Bích +Tứ lục được gọi là sát tinh. Đối với con người mà nói, Ngũ hoàng là một Đại sát tinh, người ta còn gọi nó với nhiều tên khác: Mậu Kỷ đô thiên, Chính quan đại sát, rất hung, phạm nó thì hao đinh tổn tài. Với Tứ lục thì dẫn con người dễ phạm tới việc gian dâm, thương tật. Với Tam bích, phạm vào thì hay gặp lo âu, tranh giành hoặc gặp trôm cướp…

    Sao tử khí

    Những sao đã rời cũng giữu rất lâu và rất xa, hung khí sát phát mạnh nhất, như các sao Nhị hắc của vận 7, nhất bạch của vận 8. Đối với sự vượng suy củacon người sao tử khí là hung tinh, với những điều kiện nào đấy nó sẽ gây cho con người nỗi chập chờn ám ảnh, có thể dẫn con người tới lay lắt bệnh tật.

    Khác với sao đương lệnh và sao thất lệnh là sao Sinh Khí. Gọi là sao sinh khí, vì nó kề cận với sao đương lệnh, nó sẽ là sao thay thế sao đương lệnh khi thời gian nắm quyền của sao hiện tại chấm dứt. Loại sao này tiềm chứa mầm sinh cơ, nên linh hoạt, đầy sức sống. Nó là sao Bát bạch và Thất xích của vận 7 hoặc sao Cửu tử và Nhất bạch của vận 8. Có thể cho rằng nó là cát tinh, nhất là sao kề liền sao vượng tinh, Nó có thể tham gia bổ trợ cho con người cầu tìm một cơ vận tốt dù có thể khó gặp.

    Vượng suy sinh tử của khí là do cửu tinh vận hành mà tạo ra

    Chín sao vận hành theo quỹ tích Lạc thư. Theo thời gian, sao vào giữa là sao nắm lệnh, sao rời khỏi cung giữa là sao thất lệnh, sao sắp nhập vào cung giữa là sao sinh khí. Ta có thể chia Tử bạch cửu tinh thành hai nhóm sao. Một nhóm là sao sinh vượng, nhóm còn lại là sao suy tử. Sao sinh vượng là cát tinh, sao suy tử là hung tinh.

    Dưới đây tóm tắt cát hung của cửu tinh khi nó ở những vị trí khác nhau, và ám chỉ theo cách bài liệt khí:

    A/ Theo Lạc thư:

    Con số 1 là Nhất Bạch thủy tinh, là cát tinh, là sao tham lang hệu là Văn xương. Khi nó vượng, bên ngoài có ánh nước phản chiếu thì tuổi trẻ đỗ dạt lừng danh. Sinh nhiều con trai, trí tuệ thông minh. Khi nó suy thì hại vợ, chết yểu, phiêu lãng, mắc bện chảy máu, thận hư, là kẻ nghiện rượu hoặc trộm cướp

    Con số 2 là Nhị hắc Thổ tinh, là sao Cự môn. Khi nó vượng thì điền trang giàu có, nhân khẩu hưng vượng, phú quý về Võ. Khi nó suy thì vợ đợt quyền chồng, thâm hiểm và keo kiệt, khó sinh đẻ, có bệnh về bụng, trong nhà phát sinh bật lật triền miên

    Con số 3 là Tam bích Mộc tinh, là sao mộc tồn, tính ngổ ngáo, thích đấu đá. Khi nó vượng tài lộc đầy đủ, chấn hưng gia đình, sáng lập cơ nghiệp. Làm quan thì nổi tiếng, con cái ngảnh trưởng hưng vượng lớn. Khi nó suy dễ bị hen suyễn hoạc điên loạn, chân tay tàn tật, sát vợ. Dễ bị kiện tụng hoặc thành trộm cướp.

    Con số 4 là Tứ lục Mộc tinh, Là sao Văn khúc. Khi nó vượng thì tài văn chương hơn người, đõ đạt khoa của lừng danh. Con gái dung mạo đoan trang, lấy được nhà quyền quý. Khi nó suy thì đàn bà dâm loạn, đàn ông đam mê tửu sắc, phá bại bia nghiệp, lang thang phiêu bạt.

    Con số 5 là Ngũ hoàng Thổ tinh, là sao Liêm trinh, là Mậu kỷ đại sát tinh. Khi nó vượng thì phát tài đinh lớn. Khi nó suy thì bất luận sự sinh khắc chế hóa ra sao đều hung, niên thần cùng tới thì hao tổn nhân đinh, con út ngu si, con trường con thứ dễ bị tù tội, kiện tụng và dâm loạn

    Con số 6 là Lục bạch Kim tinh, là cát tinh, là sao Vũ khúc. Khi nó vượng, quyền uy chấn động bốn phương, nếu là vó tướng thì công trạng cao quý, gia đình cự phú nhiều đinh. Khi nó suy vì sát thế sinh ra cô đơn, chết trận hoặc chết vì binh khí, góa vợ hoặc quả phụ.

    Con số 7 là Thất xích Kim tinh, là sao phá quân, là tặc tinh. Khi ó vượng phát về võ quyền, đinh tài đều vượng. Khi nó suy dễ sinh ra trộm cướp hoặc chết trận, hoặc bị giam cầm, vì hỏa tai mà hao tổn nhân đinh, hoặc xuất hiện người ham mê tửu sắc.

    Con số 8 là Bát bạch Thổ tinh, là sao Tả phù, là cát tinh. Khi nó vượng có nghĩa khí trung hiếu, phú quya dài lâu, con cháu được hưởng phúc lộc cha ông. Khi nó suy thì có tổn thương nhỏ hoặc bệnh dịch tràn lan.

    Con số 9 là Cửu tử Hỏa tinh, là sao Hứu bật. Khi nó vượng thì vinh văn chương lừng lẫy, đột nhien vinh hiển, con cháu ngành giữa hưởng phú quý. Khi nó suy thì dễ bị hỏa tai, họa quan trường, bị thổ huyết hoặc điên loạn, sinh đẻ khó

    B/ Theo Hà đồ

    Nhất - Lục Thủy: Sinh vượng: Khoa bảng tài trí, thi cử đỗ cao.

    Khắc sát: Dâm đãng, quả phụ chết đuối, lưu lạc

    Nhị - Thất hỏa: Sinh vượng: Phát tài cự phú, nhiều con cái

    Khắc sát: Thổ huyết, trụy thai, chết yểu\

    Tam – Bát mộc: Sinh Vượng: Văn tài thủ khoa, sinh nhiều con tai

    Khắc sát: Con thú yểu tử, tuyệt tự

    Tứ - Cửu kim: Sinh vượng: Cự phú hiếu nghĩa, sinh nhiều con gái

    Khắc sát: Binh đao cô độc. Bị bệnh phổi

    Ngũ – Thập thổ: Sinh vượng: Phú quý, nhiều con cháu

    Khắc sát: Ôn dịch, cô đơn, tang tóc

    HIỆN TƯỢNG TẠM DỪNG - “Satna”

    Chúng ta lại phải dùng đến một thuật ngữ: “Satna” để cắt nghĩa cách trình diễn 09 quỹ tích khí.

    Sát na là một hiện tượng tạm dừng, nó tương tự như việc xác định một tọa độ nào đó bởi hai điểm cụ thể trên trục tung và trục hoành với hình học phẳng hoặc với ba điểm với hình học 3D.

    Chu trình chuyển hóa của 81 cước bộ lường thiên xích được sắp đặt biểu diễn xuất phát từ nguyên đán bàn. - một điểm tạm dừng mà người xưa coi nó như là một trung điểm trong một chu trình khép kín vĩnh cửu của sự vận hành cửu tinh.

    Với cách này, Người ta bắt nó tạm dừng để thuận lợi cho việc biểu diễn một hiện tượng diễn ra trong một chu trình khép kín của sự vận hành cửu tinh với nhiều biến số: không gian lớn, không gian thu nhỏ, các biên độ thời gian, với quỹ tích thuận ngược của vòng sinh, quỹ tích thận ngược của vòng khắc.

    Thuần túy, nó chỉ giúp chúng ta cách xác nhận ra chiều của một quỹ tích được bài trí như thế nào mà thôi, và cách bài trí ấy, tính chất của các tinh nên được ấn định như thế nào, ví như một bổ đề cho các luận điểm sau, nếu ta bác bỏ nó những cái cần nói tới sau nó sẽ không còn chỗ để tồn tại. Thật chuẩn mực người xưa sắp xếp là:

    Xét về đại cục, với một công trình kiến trúc kiên cố, nếu có thể thì người ta phải “lưu ý” bố cục để tới “khi cần” có thể điều chỉnh, nếu không chính ta tự trói chết ta vậy

     

    Hotline