SAO LẠI SỢ THÁI TUẾ
Thuật trạch cát dựa vào trăm nghìn thần sát cát hung để phán đoán, phân chia, phối thuộc cả ba hệ thống: Thái tuế - Nguyệt lệnh – và Can Chi ngũ hành. Ba hệ thống này lại lấy Thái tuế làm hàng đầu. Người xưa và đại đa số người dân hiện nay chỉ cần tin ngày lành ngày dữ và đều thừa nhận Thái tuế là đứng đầu các thần. Di chuyển sợ Thái tuế. Nếu dựng nhà mở cửa, mai táng v.v lại càng sợ Thái tuế. Nghĩa là người ta sợ động Thái tuế, xung Thái tuế, phạm Thái tuế, Động thổ vào đầu Thái tuế.
Năm tháng ngày giờ hoặc cát hoặc hung, cũng phần nhiều dựa vào phương hướng, vị trí của Thái tuế cùng với quan hệ tương hỗ của thần sát mà xác định vị trí.
Thế thì tại sao Thái tuế có tác dụng then chốt cho thuật trạch cát. Thái tuế là vật hay thánh mà làm cho con người sợ hãi mà phải suy tôn, sùng bái Thái tuế là thủ lĩnh của chúng thần. Thái tuế chảng qua là cái mà người xưa dùng để tiện nghi ngày giờ mà tưởng tượng ra một giả Tuế tinh, một vật hư hữu không tồn tại. Cổ nhân vì muốn mô tả rõ sự vận hành của Nhật, Nguyệt, Ngũ tinh – Vật làm thay đổi thời tiết, khí hậu – lấy chu kỳ một ngày gần hoàng đạo, căn cứ đối chiếu và phân chia phương hướng cho tinh tú từ Tây sang Đông. Mười hai đẳng phân hay còn gọi là thập nhị thứ, để đồng thời quan sát Tuế tinh cũng cùng chiều từ Tây qua Đông. 12 năm một vòng trời. Mỗi năm là một lượt của một tinh tú. Do dó sản sinh ra phép ghi Tuế tinh… Ví dụ một năm nào đó, Tuế tinh vận hành tới phạm vi Tinh kỷ thì năm đó được ghi: “Tuế tinh tại Tinh kỷ”. năm thứ hai Tuế tinh vận hành đến phạm vi Huyền hiêu thì sẽ ghi: “Tuế tinh tại Huyền hiêu”. Theo đó mà loại suy, qua 12 năm hết một chu kỳ và bắt đầu một chu kỳ khác.
Người xưa kết hợp khái niệm của thập nhị thời với phương pháp ghi năm Tuế tinh. Tức 12 phần bằng nhau của chu kỳ một ngày gần hoàng đạo từ Đông sang Tây ghép với thập nhị Chi Tý Sửu Dần Mão v.v. Phương hướng xếp đặt của nó và thứ tự thuận chiều và khớp với Thập nhị thứ
Tuế tinh vận hành từ Tây sang Đông cùng với 12 giờ mọi người đã quen thuộc đi ngược nhau rất khớp với thứ tự về phương hướng. Cho nên thực tế phép ghép năm tuế tinh không tiện ứng dụng trong đời sống. Vì thế các nhà chiêm tinh, thiên văn cổ đại nghĩ ra một giả tuế tinh gọi là Thái Tuế (còn gọi là Tuế âm – Thái âm) để nó ngược đường rong ruổi. Vì thế phương hướng của 12 giờ nhất trí với Thái Tuế, và người ta dùng nó để ghi năm. Căn cứ sách hán thư thời chiến quốc, thì việc ghi chép thiên tượng, năm nào tuế tinh ở Tinh kỷ - thì Thái tuế ở Tích mộc, tức Thái tuế ở Dần. Năm tuế tinh ở Huyền hiêu thì Thái tuế ở Mão… các năm sau đó cứ thế mà suy ra.
Nhưng về sau người ta phát hiện ra, mỗi năm Tuế tinh không chạy đủ một vòng tinh thứ (sự thật một vòng chu kỳ tuế tinh là 11 năm 8622 phần vạn năm). Mỗi năm tỷ lệ phạm vi di động so với một tinh thứ hơi nhiều hơn một chút. Dồn 86 năm là vượt qua một tinh thứ - Người ta gọi là “. Siêu thời”.Việc dùng nó ghi năm mà không phản ảnh được thực tế thiên tượng, cho nên người ta bỏ mà đổi dùng lục thập Giáp tý để ghi năm.
Do vậy ta có thể hiểu. Gọi thái tuế chẳng qua là cách ghi năm của thời Xuân Thu Chiến Quốc đã đặt ra một giả Tuế tinh, không phải là vật có thực. Vả lại từ sự vận hành của Tuế tinh và Thái tuế mà xem phương hướng thì Tuế tinh vận hàn bên phải, Thái tuế vận hành bên trái Tuế Tinh ỏ Tinh kỷ - Thái tuế ở Tích mộc. Hai sự kiện này không trùng hợp nhau về thời gian và nó cũng không xuất hiện hiện tượng “đối xứng”.
Như vậy thái tuế chỉ là một vật giả định. Thế mà dựa vào vật giả tưởng để dựng lên một hệ thống thần sát cát hung. Khác nào cái bóng của cái bóng. Nếu giả thiết Thái tuế là tuế tinh mà có đủ Linh khí nào đó, có thể có ảnh hưởng nhất định tới trái đất. song ở cự ly quân bình giữa mặt trời và tuế tinh cách xa nhau 5,20 đơn vị thiên văn tức bằng khoảng 778.830.000km. Khi cự ly giữa trái đất và mặt trời là là 1000 đơn vị thiên văn bằng 149.597.870,691 km. Và cả hai đều là hành tinh nằm trong thái dương hệ, đều vận chuyển xung qunh mặt trời. Bản thân Tuế tinh cũng có một năng lượng nhất định, nhưng so với mặt trời thì là quá nhỏ, cự ly lại xa. Thật khó nghĩ rằng nó có ảnh hưởng trực tiếp tới trái đất, huống chi Thái tuế chỉ là một giả tưởng.
Đã vậy sự vận hành giữa Thái tuế và Tuế tinh lại không trùng hợp, cũng không đối xứng. Thế thì trong thuật trạch nhật, cái gọi là “xung Thái tuế” , “phạm Thái tuế đề là những từ hư hữu bày đặt do cách nói mơ hồ của thuật sỹ. Nếu trong vận hành của Thái tuế gặp Tuế tinh trùng hợp hoặc đối ứng, thế thì chỗ gọi là “cõng” “xung” “phạm” sao lại còn có chỗ sai lệch. Song thực tế, giả định Tuế tinh vận hành đến Ngọ (chính Nam). Tuế tinh thật đến Dậu (chính Tây), Cái đi trước tới Tý (chính Bắc), Cái đi sau tới Mão (chính Đông). Cả hai vượt qua sát nhau thì tuyệt đối không có khả năng trùng hợp và đối xung. Vậy phạm thái tuế dẫn đến tai họa chết chóc thì làm sao có thể tin được.
Thái tuế là do người xưa giả định tưởng tượng ra một giả Tuế tinh để ghi thời gian. Nó và Tuế tinh ngược đường nhau rong ruổi. Khoảng 12 năm tuần hành hết một chu kỳ. Song thuật trạch cát về sau này, trừ chu kỳ 12 năm của Thái tuế lại đẻ ra “từ Thái tuế trở xuống, các thần với các ngày đi chơi”. “Thái tuế dĩ hạ”, “Thần sát xuất du nhật” và Thái tuế hạc cung”. Người xưa lấy 60 ngày giáp tý làm một chu kỳ. Trên trời dưới đất, Đông Tây Nam Bắc một vòng. Người sau cứ lấy từng tháng tuần hành theo tám phương. Ở trong 9 cung lại ghi Bát quái. Nếu thật có Thái tuế thì chỉ nên dùng một loại hình quy nạp sao lại gán cho nó ba loại hình như vậy. Trên thực tế Thái tuế vốn không có thực thì tại sao lại biên soạn ra được một mớ thần sát giả tạo theo ngày theo tháng ở cửu cung mà Thái tuế tiến đến, gán ghép cho nó uy quyền và bắt nó phải giúp hung thần ác sát biết bao nhiêu hình thái để dọa người. Điều này chỉ có bọn thuật sỹ nặn ra nó mới có thể biết còn chúng ta làm sao biết được mà sợ. Thế thì nếu căn cứ vào một hệ thống vốn dĩ không tồn tại để phán doán ngày giờ cát hung cũng làm gì có cơ sở để tin theo. Thái tuế không có khả năng gieo họa hay mang phúc dến cho con người được.
Có người sẽ hỏi Thái tuế là giả. Trạch cát không đáng tin. Vậy “Thái tuế Thổ” nên hiểu như thế nào. Từ xưa tới nay, hầu như ai cũng biết, vào ngày Thái Tuế không thể động thổ, nếu có xung phạm ắt có tai họa. Sử sách ghi lại tai ương khi phạm động thổ xâm phạm Thái tuế căn cứ vào đâu
Tuế Quân là thần đương quyền. Quyền uy đương vượng là ở tại vị. Uy khắp bách thần. Nhất thần đương vượng – bách thần phải phục - Sao lại đi sợ Thái tuế - Có ngớ ngẩn gì chăng ?
Thái tuế là một vật giả định luôn đồng hành gần như đối xứng với Tuế Quân.
Tuế quân được ghi chép bởi lục thập Giáp tý khi làm lịch và tính quỹ dạo biểu kiến thiên văn. Nó là Lưu niên trong các phép quy nạp khác – Nó là quỹ đạo thiên khí hay dương khí.
Có một số sách vở lưu truyền một vài câu chuyện.
Đời Đường. Đoàn Thành Thức. Trong” “Dậu dương tạp trở” có ghi: Ba anh em Vương Phong ở huyện Tức Mặc. Lai châu không tin phương vị Thái tuế (chỗ Thái tuế đang cư trú), động thổ, phát hiện một tảng vật phẩm to bằng cái đấu lùng nhùng giống thịt tươi sống, có cử động. Vương vội vàng lấp đất. Song tảng thịt ấy chứ truồi ra khỏi hố, lớn dần lên. Chẳng bao lâu, ba anh em Vương Phong và người ở trong nhà chết hết, còn sống sót duy nhât một bé gái
Đời Tống. Nguyên Hiếu Văn. Trong: “Tục Di Kiếm Chỉ”có ghi: “Nhà họ Hoa ở Hoài châu, mang người đi đào đất, được một mảng thịt khá to, ngoài có màng bọc. hoa dùng dao cát thử, trông như thịt Dê. Người đi đào đất cùng nói: “ Thịt ở dưới đất, là thịt của Thái tuế, gặp phải ắt gặp họa, không được đào nữa.. Hoa nói: “ Cái gì Thái tuế với chả Thái tuế, đư ta đào. Đào tiếp xuống lại được hai mảng thịt nữa. Sau đó chưa đầy nửa năm nhà họ Hoa nối gót nhau, trâu bò lợn gà chết sạch. Người đương thời bảo: “xúc phạm thái tuế nên bị họa”
Một chuyện khác cùng thời, Hà Tín Thúc ở Thương Châu. Khi đào đất cũng được mảng thịt như thế. chẳng bao lâu cả nhà ốm chết
Thứ tịt ấy là cái gì mà gọi là Thái tuế. Nó và người tiếp xúc bị tai họa có hay không có mối quan hệ tất nhiên. Hãy xem tình tiết ba sự kiện: Người đầu là đào vào nơi Thái tuế ở. Hai người sau thì chẳng phải. Nếu không, người xưa đối với Thái tuế mê tín đến cực đoan thì không thể đề cập. Như vậy mảng thịt dưới đất và nơi ở của Thái tuế đều không có liên hệ gì. Tiếp đó, đào đất rồi không hất thiết sẽ bị tai họa.
Trương Độc Đời Đường trong Nghi Thất Chí ghi: “Có người ẩn dật tên Tiêu ở huyện Tam Lăng, sau khi giàu có vì buôn bán, quay về sửa sang vườn tược. Trong khi đào bới cũng được tảng thịt vừa mềm vừa béo, màu hơi đỏ. Tiêu cho là xung phạm Thái Tuế, hoảng sợ vô cùng. Ông ta nghe nói nếu đem thịt đó mà ăn có thể miễn trừ tai họa. Sau đó đem nấu nướng, đánh chén ngon lành, và chén hết số thịt ấy. Từ dó về sau, thân thể Tiêu ngày càng khỏe mạnh. Tai thính mắt tinh, da dẻ hồng hào. Giàu có hơn trước.
Gần đây vẫn ở Trung quốc., cũng có người khi đào đất cũng đào được mảng thịt kiểu như thế. Một người già cũng nhắc lại thuyết Thái tuế của người xưa, nói là sẽ gặp họa. Người ta hoài nghi không tin, Bè đem tảng thịt ấy đi giám định. Qua phân tích của các nhà khoa học hiện đại, phát hiện cái gọi là Thái tuế là do một số loại nguyên tố ở dưới đất qua hàng ngàn năm diễn tiến mà thành một loại vật chất đặc thù, có tác dụng chữa bệnh cực tốt, nhất là những bệnh hiểm nghèo. Đó là một dược liệu cực kỳ quý hiếm khó có thể tìm kiếm. Như vậy đào được thứ thịt ấy chẳng những không chiêu họa mà ngược lại là có duyên phúc lớn
Đên đây ta có hai cảm nhận – Một Thái tuế - vật giả định của Tuế tinh và hai là thái tuế Thổ. Nếu thuật trạch cát là đáng tin thì khi gặp hung nhật người ta bó tay chờ chết sao
Trong một lục thập Giáp tý có tới 10 ngày Thập phượng mộ nhật + 8 ngày bát chuyên + 12 trực + 12 ngày tuần trung không vong +12 ngày dương công kỵ nhật + Lại thêm Lục Diệu, Thiên Địa tranh hùng, Ngũ hành cô khí. Thiên lung địa á, Ngũ ly, Tứ quỷ, Hồng sa sát. Phục đoạn ám kim, Thiên địa chuyển sát. Thì hòi còn ngày nào cát tường. Nơi nơi quỷ giăng, chỗ chỗ ma ám. Đúng là chiêu trò của bọn thuật sỹ kiếm cơm mà thôi.