PHÉP XẾP SAO CỦA HUYỀN KHÔNG
Nhà ở có trước sau, phải trái. Trong phong thủy người ta quan tâm tới phía trước và phía sau nhà nhiều hơn, người ta đã đặt cho nó một thuật ngữ, trước nhà gọi là hướng nhà, và sau nhà (lưng nhà) gọi là tọa. Bất kỳ phái phong thủy học nào cũng đều dùng thuật ngữ Tọa và Hướng. Vậy quả đất hay một vị trí có thể có bao nhiêu tọa và hướng. Người ta hay nói: “bốn phương tám hướng” tức là chỉ bốn phương; Bắc, Nam, Đông, Tây cộng thêm Đông bắc, Tây bắc, Đông nam và Tây nam thành 8 phương. Chia một vòng tròn ra làm bao nhiêu phần đều có thể thực hiện được bởi toán học. Nhưng trong Phong thủy người ta chỉ cần độ tỷ mỷ tới 24 phần cho một vòng tròn.. Tức là từ tám hướng kia người ta chia mỗi hướng làm ba phần nữa, tổng cộng ta có 8 x 3 = 24. Tức ta có 24 tọa hoặc 24 hướng tùy gọi theo công năng sử dụng, và ta có thể gọi chung là 24 sơn hướng. Khi sắp xếp và phối gọi nó trên một vòng tròn, người xưa thực hiện như sau:
- Phương Đông gồm: Giáp mão Ất – Phương Đông nam gồm: Thìn Tốn Tỵ
- Phương Nam gồm: Bính Ngọ Đinh – Phương Tây nam gồm: Mùi Khôn Thân
- Phương Tây gồm Canh Dậu Tân – Phương Tây bắc gồm: Tuất Càn Hợi
- Phương Bắc gồm: Nhâm Tý Quý – Phương Đông bắc gồm: Sửu Cấn Dần
Nó bao gồm từ việc đem 12 địa chi, 10 thiên can và 4 chiều:
- 12 địa chi là : Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi
- 10 thiên can là: Giáp Ất Bính Đinh Canh Tân Nhâm Quý và Mậu Kỷ ở giữa
- 04 chiều là: Càn Tốn Cấn Khôn
24 sơn hướng ngoài sự biểu thị phương vị ra nó còn bao gồm sự thể hiện: Ngũ hành, Can chi hợp hội hình xung, lý quẻ.
1/ Biểu thị ngũ hành
Phương đông thuộc mộc của giáp mão ất. Phương đông nam thìn tốn tỵ thuộc mộc. Phương nam bính ngọ đinh thuộc hỏa. Phương Tây nam Mùi khôn thân thuộc thổ.
Phương tây canh dậu tân thuộc kim. Phương tây bắc tuất tuất càn hợi thuộc kim
Phương bắc nhâm tý quý thuộc thủy. Phương đông bắc sửu cấn dần thuộc thổ
2/ Biểu thị các tháng và mùa
Nó được biểu thị theo 12 địa chi
Dần tháng giêng bao gồm hai tiết khí: Lập xuân và Vũ thủy
Mão tháng hai bao gồm hai tiết khí: Kinh trập và Xuân phân
Thìn tháng ba bao gồm hai tiết khí: Thanh minh và Cốc vũ
Tỵ tháng tư bao gồm hai tiết khí: Lập hạ và Tiểu mãn
Ngọ tháng năm bao gồm hai tiết khí: Hạ chí và Mang chủng
Mùi tháng sáu bao gồm hai tiết khí: Tiểu thử và Đại thử
Thân tháng bảy bao gồm hai tiết khí: Lập thu và Xử thử
Dậu tháng tám bao gồm hai tiết khi: Bạch lộ và Thu phân
Tuất tháng chín bao gồm hai tiết khí: Hàn lộ và Sương giáng
Hợi tháng mười bao gồm hai tiết khí: Lập đông và Tiểu tuyết
Tý tháng mười một bao gồm hai tiết khí: Đại tuyết và Đông chí
Sửu tháng 12 bao gồm hai tiết khí: Tiểu hàn và Đại hàn.
3/ Biểu thị cầm tinh và sự xung khắc
Tý chuột – Sửu trâu – Dần hổ - Mão mèo – Thìn rồng – Tỵ rắn – Ngọ ngựa – Mùi dê – Thân khỉ - Dậu gà – Tuất chó – Hợi lợn
Tý Ngọ – Dần Thân – Mão Dậu - Tuất Hợi vùa xung vừa khắc nhau; Thìn Tuất – Sửu Mùi xung nhau chứ không khăc
4/ Biểu thị âm dương của thiên can và xung khắc
Giáp dương mộc, Ất âm mộc. Bính dương hỏa, đinh âm hỏa. Mậu dương thổ, kỷ âm thổ. Canh dương kim, Tân âm kim. Nhâm dương thủy, Quý âm thủy.
Giáp Canh tương khắc là quan hệ Mộc Kim cùng dương
Bính Nhâm tương khắc là quan hệ Hỏa thủy cùng dương
Ất Tân tương khắc là quan hệ Mộc Kim cùng âm
Đinh Quý tương khắc là quan hệ Hỏa Thủy cùng âm.
5/ Biểu thị tám quẻ
Bốn quẻ chính: Khảm Ly Chấn Đoài
Quẻ bốn chiều Càn Tốn Cấn Khôn.
6/ Biểu thị âm dương của sơn hướng
Người ta căn cứ vào hợp số tiên thiên để sắp đặt. Số lẻ là dương số chẵn là âm thiên can địa chi
Ở đây nói thêm chút ít về sự bao tàng can trong chi.
Tý bao tàng Quý âm nên Tý –
Sửu bao tàng Giáp Bính Mậu đều dương nên Sửu +
Dần bao tàng Giáp Bính Mậu đều dương, nên Dần +
Mão bao tàng Ất âm nên Mão --
Thìn bao tàng Mậu Quý Ất; Quý Ất âm, âm nhiều nên Thìn –
Tỵ bao tàng Bính Canh Mậu đều dương nên Tỵ +
Ngọ bao tàng Đinh Kỷ đều âm nên Ngọ --
Mùi bao tàng Kỷ Đinh Ất đều âm nên Mùi –
Thân bao tàng Canh Nhâm Mậu đều dương nên Thân +
Dậu bao tàng Tân âm nên Dậu –
Tuất bao tàng Tân Đinh Mậu, âm nhiều nên Tuất là –
Hợi bao tàng Nhâm Giáp Mậu đều dương nên Hợi +
Càn 6 hợp với Khảm 1 thành 7 (lẻ) nên Càn +
Tốn 4 hợp với Ly 9 thành 13 (lẻ) nên Tốn +
Cấn 8 hợp với Chấn 3 thành 11 (lẻ) nên cấn +
Khôn 2 hợp với Đoài 7 thành 9 (lẻ) nên Khôn +
Trong 24 sơn hướng, thiên can thiếu Mậu Kỷ - Bát quái thiếu Khảm Ly Chấn Đoài. Mậu Kỷ của thiên can ở trung tâm vòng tròn là thổ, là ngũ hoàng của Hậu thiên bát quái. Cũng có lẽ do nguyên nhân khi sắp xếp Bát quái, thiên can, địa chi vào 24 vị trí, trừ Mậu Kỷ ở trung tâm thì còn 4 ô nằm trên 4 chiều cho nên ngoài Càn Tốn Cấn Khôn người ta không thể sắp xếp được nốt 4 quái vào sơn và hướng, ta hiểu coi như nó đã được ký thác vào Tý Ngọ Mão Dậu.
Hai mươi bốn sơn hướng thuộc 8 cung (cũng còn gọi 8quẻ, 8quái, 8phương). Mỗi quẻ gọi là một quẻ tam tài, nó bao gồm: Thiên Địa Nhân – Sơn (hoặc hướng) ở giữa Cung được đặt là Thiên nguyên long; ở bên trái của nó gọi là Địa nguyên long; ở bên phải của nó gọi là Nhân nguyên long. Như vậy sự phối trí toàn cảnh của vòng tròn lần lượt thuận kim đồng hồ là:
-- Nhâm địa nguyên long + Tý thiên nguyên long + Quý nhân nguyên long
-- Sửu địa nguyên long + Cấn thiên nguyên long + Dần nhân nguyên long
-- Giáp địa nguyên long + Mão thiên nguyên long + Ất nhân nguyên long
-- Thìn địa nguyên long + Tốn thiên nguyên long + Tỵ nhân nguyên long
-- Bính địa nguyên long + Ngọ thiên nguyên long + Đinh nhân nguyên long
-- Mùi địa nguyên long + Khôn thiên nguyên long + Thân nhân nguyên long
-- Canh địa nguyên long + Dậu thiên nguyên long + Tân nhân nguyên long
-- Tuất địa nguyên long + Càn thiên nguyên long + Hợi nhân nguyên long
Phép sắp xếp tam tài có một đặc điểm rõ rệt, đó là tính chất của Thiên nguyên long và Nhân nguyên long cùng tính, nếu là dương thì cùng dương và nếu là âm thì cùng âm; còn Địa nguyên long thì ngược lại. Và người xưa lấy qua hệ lục thân để đặt; Thiên nguyên long là quẻ phụ mẫu, Nhân nguyên long là quẻ thuận tử, và Địa nguyên long là quẻ nghịch tử. Vì chia thành thuận nghịch nên giữa con cái với bố mẹ có mối quan hệ kiêm và không kiêm. Tý Ngọ Mão Dậu Càn Tốn Cấn Khôn là Thiên nguyên long chỉ có thể kiêm Nhân nguyên long Quý Đinh Ất Tân Tỵ Hợi Dần Thân. Các bạn nhớ cho là Nhân nguyên long Quý Đinh Ất Tân Tỵ Hợi Dần Thân không thể kiêm thiên nguyên long Tý Ngọ Mão Dậu Càn Tốn Cấn Khôn. Và đương nhiên Địa nguyên long Âm dương ngược với Thiên nguyên long nên không thể kiêm. Chỉ có Càn Tốn Cấn Khôn nó có độ bao hàm rộng, Càn bao gồm Tuất Hợi ; Tốn bao hàm Thìn Tỵ; Cấn bao hàm Sửu Dần; Khôn bao hàm Mùi Thân nên Càn Tốn Cấn Khôn có thể kiêm Địa nguyên long. Tý Ngọ Mão Dậu sứ bao hàm hẹp nên chỉ có thể kiêm Quý ĐinhẤt Tân chứ không thể kiêm Nhâm Bính Giáp Canh. Hiện tượng này phát sinh là do sự biến đỏi của môi trường tạo nên
Khi lập hướng, người ta nên cố gắng lập được quẻ thuần khiết (tức không kiêm) không những đối với Địa nguyên long mà ngay cả Thiên nguyên long và Nhân nguyên long cũng vậy. Chỉ khi gặp phải địa hình thực tế không cho ta lậphướng thuần thanh thì người ta mới lập quẻ kiêm. Để đề phòng sai sót người ta không nên kiêm Thiên nguyên long với Địa nguyên long để tránh gặp âm dương lẫn lộn pha tạp
Khi lập trạch, người ta phải cầu tìm dược vượng sơn vượng hướng hướng, tức là người ta cần lập trạch sao cho sao đương quyền (vượng tinh) đóng ở sơn của sơn và hướng của hướng. Vì lý luận phong thủy cho rằng có được như vậy thì chủ trạch mới vượng nhân đinh và vượng phúc lộc, khỏe mạnh và trường thọ.
Cách tìm vượng tinh chỉ cần xác lập tinh đồ của căn hộ theo năm tháng xây dựng hoặc nhập trạch – Tất nhiên ở đây chỉ thuần túy nói về Lý Khí
Cũng từ hai hình biểu diễn khí cơ bản này mà chúng ta có thể xác lập một hệ thống tinh đồ của 180 năm cho cả 24 sơn (hướng). Ở đây không đưa ra lời bàn tại sao nó bay thuận hoặc tại sao nó bay nghịch, các bạn tự tìm hiểu thêm. Tôi quy nạp lại thành bảng biểu hiến dâng các bạn tiện sử dụng. Trong quá trình nhập số cũng có thể xảy ra sai sót mong các bạn điều chỉnh thêm.
Từ hình đồ Nguyên đán bàn phổ cập trên ta có thể phát triển thành 9 tinh đồ theo quỹ tích thuận và 9 tinh đồ theo quỹ tích ngược
Điềm cần để ý ở đây là, dù ở quỹ tích thuận hay ở quỹ tích ngược. Theo tinh đồ nguyên đán bàn (bôi đỏ - Ngũ hoàng nhập giữa) thì tổng các số đại diện của khí bát phương khi bài liệt tại tinh bàn qua trung cung có tổng bằng 15. Người xưa ám chỉ nó là hình ma phương kỳ quái.