PHẢN NGÂM - PHỤC NGÂM
Khi bài bố tinh bàn, hai sao của sơn và hướng có thể gặp ngũ hoàng. Hễ gặp ngũ hoàng nhập cung giữa bay thuận thì sự phân bố của các sao khác tất nhiên trùng với địa bàn, tức là sao sơn hoặc hướng bài liệt theo vận bàn trùng với địa bàn – hay chính là hồi quy nguyên đán bàn thuận (tương tự với cả phi nghịch) v5. Phong thủy gọi là gặp phản phục ngâm. Ngâm là ca xướng, Phục ngâm là ngâm vịnh lặp lại, Phản ngâm là xướng ca ngược điệu.
Khi sắp xếp sao theo 81 cước bộ lường thiên xích để lập cục theo vận, mỗi vận tinh khi nhập vào cung giữa, thì ngũ hoàng tất phải dời đến một cung nào đó. Khi Nhất bạch nhập giữa thì Ngũ hoàng đến cung Ly, khi nhị hắc nhập cung giữa thì Ngũ hoàng đến cung Cấn… tương tự với các vận tinh khác, điều cần chú ý ở đây là khi sao đại diện của cung nào đó theo hướng và vận nhập cung giữa thì Ngũ hoàng sẽ nhập vào cung đối diện. Khí mà Ngũ hoàng mang theo vừa mang tính của chính Ngũ hoàng nhưng đồng thời nó còn mang tính chất khí của cung mà nó chiếm cứ.
Sau khi tổng kết, người ta nhận ra phần nhiều cụm phản ngâm và phục ngâm đều không hẹn mà gặp với ba cách hoặc thượng sơn, hoặc hạ thủy, hoặc thượng sơn hạ thủy. Các cục phảm ngâm phục ngâm của mấy loại tọa hướng điển hình: Cấn Khôn – Khôn Cấn – Dần Thân – Thân Dần - giáp Canh – Canh Giáp – đồng thời là thượng sơn hạ thủy. Chỉ có Nhâm Bính – Bính Nhâm - Tốn Càn – Càn Tốn - Hợi Tỵ - Tỵ Hợi là các cục phản ngâm, phục ngâm của các quẻ thuần tức là cục Thượng sơn hoặc Hạ thủy
Phạm phản ngâm hoặc phục ngâm thực chất là phạm khí quẻ xung nhau hoặc trùng nhau Chúng có thể tạo ra ba tình thế:
-- Thứ nhất là cả tọa hướng đều gặp phản ngâm, hoặc phục ngâm. Trong lập sơn, lập hướng, khi gặp Ngũ hoàng tì tất sẽ gặp phản ngâm hoặc phục ngâm. Một phương Ngũ hoàng vốn đã phạm phản ngâm cộng thên phi tinh của nó nhập vào cung giữa lại gặp thêm phục ngâm, Đã phạm phản ngâm lại còn gặp phục ngâm. Khi phạm xung khí quẻ, tức gawoj sự xung sát của hai loại khí trái ngược nhau, tai họa sẽ ác liệt. Khi gặp Thượng sơn Hạ thủy thay vì long thần tọa nhầm vị trí mà gây ra họa “tốn của hao người”, nó là tổ hợp của tai sát giữa sự xung khắc về khí quẻ với long thần tọa nhầm chỗ mà ra.
-- Thứ hai là sáu cung còn lại gặp phản phục ngâm. Sáu cung còn lại xuất hiện khí quẻ trùng tức xuất hiện phục ngâm chứ không xuất hiên phản ngâm. – nó là trường hợp các sao thuộc đương vận phạm phục ngâm – nó không có hại, trái lại có thể là có phúc, nếu nó thuộc sinh khí. Nó làm tăng nhanh sự suy thoái khí, tăng cường khí sát tử chi nên nó làm tăng mối hung họa, tai họa có thể kéo dài liên miên chồng chất.
-- Thứ ba là khi Ngũ hoàng nhập giữa bay ngược, một số cung không phải tọa, hướng Phạm phản ngâm. Khi Ngũ Hoàng nhập giữa bay ngược, cung vị mà nó tồn tại ắt sẽ là vượng tinh bay tới, tất có thể phát phúc, nhưng ở các cung khác có khả năng xuất hiện hiện tượng phản ngâm Đã là phản ngâm tất sẽ xuất hiện khí quẻ xung khắc nhau nên gây ra tai vạ.
Làm thế nào để tránh phạm phản phục ngâm ?
Chỉ có mộ cách duy nhất là tìm chỗ đất khác.
Một trường hợp đặc biệt có thể xảy ra, nếu cuộc đất đó gặp quẻ tam ban thì cũng có thể dùng, nhưng một yêu cầu được đặt ra là phải được môi trường thích ứng với Dịch lý. Bởi khi quẻ tam ban xuất hiện, nó luôn gắn với cục Thượng sơn Hạ thủy, Nếu không đảo ngược được kỵ long thì tuyệt đối không dùng.
Hơn nữa khi thận trọng cân nhắc giữa môi trường và Dịch lý người ta cảm nhận ra một điều cách cục này chỉ có thể dùng với người có mệnh số đặc biệt, không thể dùng cho người có mệnh số phổ thông.
Khi hai cung tọa, hướng nếu gặp Ngũ hoàng thì thường không thể tìm được quẻ thay thế (kiêm) nên rất khó tạo ra một dịp may mắn.