BÀN VỀ CẤU THANG.
Trong chương trình tư vấn phong thủy trên VTC. Có một nhà phong thủy đưa ra cách gán ghép khởi hệ trường sinh cho cầu thang (các bạn có thể tìm hiểu tại đó). Tôi thấy thật rối rắm và vô bổ về cách gán ghép khởi hệ trường sinh cho cầu thang này. Nên viết đôi điều bàn về cầu thang cùng các bạn.
Tôi cho rằng, một cầu thang đạt yêu cầu gồm:
1/ Độ cao của một bậc hợp lý; nhưng thế nào là hợp lý ?
Thực tế đã để lại, khi đi lên hoặc xuống một cầu thang cho người ta cảm nhận được rằng, một bậc cầu thang hợp lý là khi người ta đi lên và đi xuống với một cầu thang mà nó không tạo ra cảm giác mỏi gối hay chùn chân, đó là một cầu thang có độ cao của bậc hợp lý – Độ cao này được xác nhận nằm trong khoảng 130mm tới 170 mm.
2/ Mặt bậc có độ rộng hợp lý; tương tự người ta xác nhận với chuẩn cỡ “300mm” thì khi bước lên bước xuống sẽ không bị đá gót sục mũi dày dép; không phải đặt tiếp bước đệm.
3/ Có độ rộng ngang hợp lý. Đối với cầu thang cho những tòa biệt thự, tòa nhà công cộng thì độ rộng này càng lớn càng tốt. Riêng đối với một hộ gia đình thì tối thiểu độ rộng được cho là hợp lý khi hai người bưng bê gì đó ngược chiều nhau sẽ không quá gặp khó khăn phải sử lý lúc giao nhau.
Để thỏa đáng được điều đó. Với chiều cao của một tầng thông dụng, không cho phép ta cưỡng cầu gán ghép hệ trường sinh vào để nó lại trở thành một mớ lý thuyết Tạp Pí Lù như thế. Bởi như vậy, khi khởi trường sinh, thì kết thúc nó là cái gì (tức chữ gì) hay chỉ khởi trường sinh thôi còn sau đó là cái gì chớ mặc nó ? tương tự như người ta dùng cái thước Lỗ ban sản xuất bán sẵn ngoài thị trường vậy - Người ta chỉ cần kéo thước tới cái chữ “đỏ” là người ta thỏa mãn rồi, bất chấp thước đó dùng cho việc gì (làm nhà hay đặt mộ) và ở đâu (vùng địa lý nào), chứ người ta không biết rằng người ta đang làm ngược.
Cũng có thể nên cần bàn về cái “chất khí” được nạp lên tầng trên là gì, và lấy nó từ đâu cùng cách chiêu dụ chúng ra sao? còn quá câu lệ như thế kia thì quả là một việc không thực tế, thậm chí người ta nhận ra sự “mơ hồ ngay tắp lự”.
Nhiều tập tục cũng đã gây ra tranh cãi. Cuối cùng, số bậc cầu thang chỉ đơn giản là một số lẻ hay số chẵn; mà hai điều này nhiều khi còn bị lãng quên, hoặc tranh luận không có hồi kết
- Chúng ta nên dùng số chẵn hay số lẻ, khi số chẵn được quy định là số Âm, số lẻ được quy định là số Dương; khi mà một điều chúng ta chắc chắn biết cầu thang là nơi động khí ? Dương động thì được gì và Âm động thì được gì ?
- Số mặt của một cầu thang với số cổ bậc theo mặt của cầu thang là bằng nhau hay phải là + hoặc – 1. Khái niệm này yêu cầu chúng ta phải thống nhất một vấn đề. Mặt bằng nơi khởi đầu cầu thang và mặt bằng cuối cùng không được quy gán chung cho cầu thang, thật rõ ràng vì nó có tên gọi và chức năng riêng: “Mặt Sàn” chứ nó không phải mặt cầu thang.
Như vậy sẽ có một bậc hư, nó chỉ có cổ bậc nhưng không có mặt bậc thực tế. Tương tự như khi ta bước thẳng từ hè xuống sân hoặc bước thẳng từ sân lên hè. Nó đương nhiên có cổ bậc nhưng lại không có mặt bậc vậy.
Việc đi lên, xuống của cầu thang thì cái cầu thang nào chung quy cũng có hai nghĩa: Thuận lên thì ngược xuống. Thuận xuống thì ngược lên theo cách hiểu nào đó. Chúng ta nên chú ý đến nhịp sinh học một chút, một cầu thang thỏa đáng về các khẩu độ để đi lên đi xuống khoan thai nếu là không cần lắm, nếu là không thì nên hiểu với nhau rằng, một cầu thang dốc, hẹp, bán xoáy (không có chiếu nghỉ), thì phía tay vịn luôn ưu tiên bên trái (tim) khi đi xuống là hợp lý hơn. Mọi thẩm mỹ khác là tùy biến theo thẩm thị.