Thiết Kế Chùa
Khâm Thiên Phong Thuỷ
Thiết Kế Chùa
Thiết kế kiến trúc chùa từ xa xưa đã là một việc trọng đại đối với làng quê Việt
Thiết kế kiến trúc chùa từ xa xưa đã là một việc trọng đại đối với làng quê Việt Nam, đa số các ngôi chùa được làng - xã địa phương đứng ra xây dựng đó cũng nơi hội họp, sinh hoạt tâm linh cộng đồng làng xã, do cộng đồng làng quê xây dựng nên chùa xưa chỉ xây theo 3 kiểu chính như : chùa chử Đinh, chử Công , chử Tam.
Chùa chữ Đinh (亭), Tiêu biểu kiểu kiến trúc này là chùa Hà, chùa Bộc; chùa Nhất Trụ, chùa Bích Động; chùa Trăm Gian; chùa Dư Hàng
Chùa chữ Công (宮) : chùa Cầu; chùa Keo....
Chùa chữ Tam (三) : Chùa Kim Liên, chùa Tây Phương ở Hà Nội .
Với 3 kiểu chùa có sẳn, mặt tiền hay bố cục bên trong đều hơi giống nhau , vật liệu tuỳ địa phương chùa Việt thường được xây dựng bằng các thứ vật liệu quen thuộc như tre, tranh cho đến gỗ, gạch, ngói... vật liệu cũng như tiền bạc dùng cho việc xây dựng chùa được quyên góp trong mọi tầng lớp dân cư địa phương, thường được gọi là đóng góp "công đức".
Vì đa số người dân xa xưa họ tin rằng nếu họ không có điều kiện đi tu hành, thì cứ đóng góp vật liệu tiền bạc công sức phát triển chùa, sau nầy chùa phát triển, những vị tu hành đạt chánh quả đạo đức tốt nhất thì dân vùng đó sẽ được hưởng phước báu tốt nhất, có thể bắt nguồn từ suy nghĩ trên, nên tất cả đồ cúng dường đều là vật liệu tốt nhất khu vực đó, và tên các vị cúng dường công đức, cũng được trân trọng ghi ở các bàn thờ bằng đá hoặc trên các đồ sành, sứ như bát hương, bình hoa, chân đèn...còn có một danh sách dài dọc theo tường chùa.
Vì văn hoá xã hội, và đạo đức ngày càng phát triển theo xu hướng mới, nên kiểu chùa nội công ngoại quốc lại được hình thành , kiểu chùa mới nầy dựa trên cơ sở xây dựng của kiểu chử CÔNG, mà phát triển thiết kế lại kiểu chùa có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường (nhà tổ hay nhà tăng) ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa.
Trong các kiểu kiến trúc thì loại chùa kiểu chữ Công (宮) là phổ biến hơn cả. Tuy nhiên có một số ngoại lệ, tiêu biểu là chùa Một Cột có hình dáng một bông sen nở trên mặt nước, chùa Vĩnh Nghiêm có hai tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh mang dáng dấp đường nét truyền thống Phật giáo và những thành tựu của kiến trúc mới về chùa Việt. Thực tế lối kiến trúc ngoại lệ vừa mới lạ vừa trở thành biểu tượng như loại kiến trúc nầy không có nhiều lắm. Khởi đầu từ các kiểu chùa mới như vậy nên từ THIẾT KẾ - KIẾN TRÚC chùa lại được nhắc đến.
Phong thuỷ: là quan niệm từ xưa không thể xoá bỏ được vì theo phong thuỷ xây chùa phải chọn đất tốt, ngày tốt, giờ tốt, như : " Đất tốt là nơi bên trái trống không, hoặc có sông ngòi, ao hồ ôm bọc. Núi hổ (hay tay hổ) ở bên phải phải cao dày, lớp lớp quay đầu lại, hoặc có hình hoa sen, tràng phướn, long báu hoặc có hình rồng, phượng, quy, xà chầu bái. Đó là đất dương cơ ái hổ (nền dương có tay hổ) vậy. Nước thì nên chảy quanh sang trái. Nếu đảo ky, thì mạch nước lại vào ở phía trước. Trước mặt có minh đường hay không có đều được cả."
Nhưng với xã hội đang phát triển như hiện nay, có đất xây chùa đã là khó, còn việc kén chọn đất phong thuỷ lại càng khó hơn (gần như không thể ), có thể từ khó khăn mà xây chùa trong thời hiên đại nầy cần phải nhờ kiến trúc sư có tay nghề,có cái TÂM và đạo đức xây dựng thiết kế chuẩn mực càng không thể thiếu quan niệm phong thuỷ.
Hiện nay các ngôi chùa trong thành phố lớn diện tích đất bị thu hẹp, nên chùa được thiết kế xây dựng không gian nhiều tầng lại phổ biến, chùa Việt hiện đại thường không phải là một công trình mà là một quần thể kiến trúc, gồm những ngôi nhà sắp xếp cạnh nhau hoặc nối vào nhau. Xin trình bày một số chùa Việt mang đường nét truyền thống PHẬT GIÁO Việt và những thành tựu của ngành thiết kế kiến trúc xây dựng chùa thời hiện đại .
Hiện nay phần lớn bên trong Chùa, thường có vẽ bộ tranh, hoặc đắp phù điêu ,đây là một phần khá quan trọng. Bởi lẽ những bức tranh ở đây là một "bài pháp không lời", khách thập phương chỉ cần ngắm những bức tranh,(hay phù điêu) và đọc những câu chú thích ở bên dưới là có thể hiểu được khái quát phần nào về chuà, thông thường những tác phẫm nầy đòi hỏi người thể hiện phải hiểu ít nhiều về Phật giáo, và căn bản là phải có tay nghề vững, nắm rõ về bố cục, hình thể và sắc màu.
……………..//……………..
TỬ VI KHÂM THIÊN
“Tử Vi Khâm Thiên được thành lập và sáng lập bời thầy phong thuỷ Dương Đạt, một người trẻ trót say mê và nghiên cứu phong thuỷ, các bộ môn Phong Thuỷ Dương Trạch và Âm Trạch, Bát Tự Mệnh Lý, Kinh Dịch, Trạch Nhật. Chúng tôi đáp ứng mọi nhu cầu học hỏi, thắc mắc muốn hiểu hơn về tử vi bát tự vận thế cá nhân của các đối tượng học viên từ cơ bản đến chuyên sâu, nếu bạn có mục đích rõ ràng và tôn trọng đầy đủ quyền và nghĩa vụ giữa 2 bên.
Chuyên xem và đào tạo tử vi - đoán vận hạn - luận cát hung - hóa giải xui rủi - chuyển hung thành cát - Chiêu Tài Cát Khánh - Hướng dẫn kích hoạt thiên lộc - lộc mã quý nhân của ngôi nhà - cơ quan - Hướng dẫn kích hoạt hoặc cắt Đào Hoa Cung giúp vợ chồng hạnh phúc - Kích hoạt Văn Xương Cung giúp con cái học hành thi cử tốt đẹp.....
Liên hệ 0911.000.222 - 0911.166.186 CTG Dương Đạt