QUAN NIỆM VỀ LÝ KHÍ

QUAN NIỆM VỀ LÝ KHÍ
Ngày đăng: 27/02/2021 09:04 PM

    QUAN NIỆM VỀ LÝ KHÍ

     Khâm Thiên Phong Thuỷ

    QUAN NIỆM VỀ LÝ KHÍ

    Nguồn gốc của Hà đồ, theo truyền thuyết, vào thời cổ xưa có một mã thần xuất hiện trên sông Hoàng Hà, trên lưng mang một cuốn sách có hình đồ kèm theo khẩu quyết. do vậy người sau gọi là Hà đồ.


    Khẩu quyết này được mô tả như sau:
    “ Nhất Lục công tông, vi Thủy cư Bắc. Nhị Thất đồng đạo, vi Hỏa cư Nam. Tam Bát vi bằng, vi Mộc cư Đông. Tứ Cửu tác hữu, vi Kim cư Tây. Ngũ Thập … quân, vi Thổ cư Trung”


    Ý chỉ:
    -- Vị trí của sao nhất và lục ở phương bắc thuộc hành Thủy
    -- Vị trí của sao nhị và sao thất ở phương nam thuộc hành Hỏa
    -- Vị tri của sao tam và sao bát ở phương đông thuộc hành Mộc
    -- Vị trí của sao tứ và sao cửu ở phương tây thuộc hành kim
    -- Vị trí của sao ngũ và sao thập ở trung cung, thuộc hành thổ


    Các sao là số lẻ: nhất, tam, ngũ, thất, cửu thuộc số dương dùng các chấm màu trắng làm biểu tượng. Các sao là số chẵn: nhị, tứ, lục, bát, thập thuộc số âm dùng các chấm đen làm biểu tượng. (hình dưới)


    Cũng tương truyền rằng, vào thời cổ ở vùng Lạc dương có xuất hiện một con rùa thân trên lưng có hình vẽ cửu cung, khi người ta phát hiện ra hình đồ này có nhiều diệu dụng. và người ta gọi nó là Lạc thư. Khẩu quyết của nó được mô tả như sau:
    “Đới Cửu lý Nhất, tả Tam hữu Thất, Nhị Tứ vi kiên, Lục Bát vi túc, ngũ cư trung vị”


    Và người ta dịch rằng: Trên đội số 9 dưới đạp số 1, bên trái số 3 bên phải số 7, hai vai là số 2 và số 4, hai chân là số 6 và số 8 số 5 ở giữa. Các sao là số lẻ: nhất, tam, ngũ, thất, cửu thuộc số dương dùng các chấm màu trắng làm biểu tượng. Các sao là số chẵn: nhị, tứ, lục, bát, thập thuộc số âm dùng các chấm đen làm biểu tượng. (hình dưới)


    Khi thực hành ứng dụng các sao này được biến hóa thành các màu riêng. Với phái Huyền không các sao này được gọi là: Nhất là Nhất bạch, Nhị là Nhị hắc, Tam là Tam bích. Tứ là Tứ lục, Ngũ là Ngũ hoàng, Lục là Lục bạch. Thất là Thất xích, Bát là Bát bạch, và Cửu là Cửu tử, và được gắn với một quan niệm như sau:
    - Sao Nhất bạch thuộc thủy đóng ở phương Bắc, có tên là Tham lang.
    - Sao Nhị hắc thuộc thổ đóng ở hướng Tây nam, có tên Cự môn
    - Sao Tam bích thuộc mộc đóng phương Đông, có tên Lộc tồn
    - Sao Tứ lục thuộc mộc đóng ở hướng Đông nam, có tên Văn khúc
    - Sao Ngũ hoàng thộc thổ đóng ở trung cung, có tên Liêm trinh
    - Sao Lục bạch thuộc kim đóng ở hướng Tây bắc, có tên Vũ khúc
    - sao Thất xích thuộc kim đóng ở phương Tây, có tên Phá quân
    - Sao Bát bạch thuộc thổ đóng ở hướng Đông bắc, có tên Tả phù
    - sao Cửu tử thuộc hỏa đóng ở phương Nam, có tên Hữu bật


    Chúng ta biểu hóa bằng số học được dạng dưới đây:
    Người xưa theo mối quan hệ sinh – thành mà viết để lại cho đời sau:
    Thiên Nhất sinh thủy thành địa Lục; ĐịaNhị sinh hỏa thành thiên Thất
    Thiên Tam sinh mộc thành địa Bát; Địa tứ sinh kim thành Thiên Cửu
    Thiên Ngũ sinh thổ thành địa thập.
    Dịch biến theo một phương vị nhất định, có tượng vật tương ứng. Các phương vị của nó do câu: “Đế xuất hồ Chấn, tề hồ Tốn, tương kiến hồ Ly, chí dịch hồ Khôn, thuyết ngôn hồ Đoài, chiến hồ Càn, lao hồ hồ khảm, thành ngôn hồ Cấn”

    Hai hình đồ này tồn tại và ứng dụng mãi tới tận ngày nay. Chúng ta nhận ra ở đây một sự không đồng bộ, nó không có cùng một chiều quay của khí. Bởi từ hình bên trái không thể quy nạp ra hình bên phải.

     

    Hotline