Huyền Không

Huyền Không
Ngày đăng: 02/03/2021 10:24 PM

    Huyền Không

     Khâm Thiên Phong Thuỷ

    Huyền Không

     

    Giải thích về 2 chữ Huyền Không, Thẩm trúc Nhưng (tác giả bộ “Thẩm thị Huyền Không học”) viết: Trong sách Pháp Ngôn của Dương Hùng viết “Huyền giả nhất dã” (tức Huyền là một), lời giải thích này khá rõ ràng. Nhưng đến chữ Không thì rất khó giải thích. Bởi vì “KHÔNG” không có nghĩa là trống không hoàn toàn, mà trong cái “KHÔNG” lại bao hàm cái “CÓ”. Các học giả Thiên Trúc (Ấn độ) xưa luận giải như sau:

    Dựa vào Lạc thư, sau này vua Văn Vương nhà Chu mới đặt ra Hậu thiên Bát quái và định phương vị cho Cửu tinh như sau:
    – Số 9 nằm ở trên tức hướng NAM. Vì phương NAM nóng, thuộc quẻ Ly-Hỏa nên số 9 mang hành Hỏa.
    – Số 1 nằm ở dưới nên thuộc hướng BẮC. Vì phương Bắc hàn lạnh, thuộc quẻ Khảm-Thủy nên số 1 mang hành Thủy.
    – Số 3 nằm bên trái thuộc phương ĐÔNG. Vì phương ĐÔNG là quẻ CHẤN-Mộc, nên số 3 mang hành Mộc.
    – Số 7 nằm bên phải thuộc phương TÂY. Vì phương TÂY là quẻ ĐOÀI-Kim, nên số 7 mang hành Kim.
    – Số 2 là “vai” bên phải, nên nằm tại phía TÂY NAM. Vì phía TÂY NAM thuộc quẻ KHÔN-Thổ, nên số 2 mang hành Thổ.
    – Số 4 là “vai” bên trái, nện nằm tại phía ĐÔNG NAM. Vì ĐÔNG NAM thuộc quẻ TỐN-Mộc, nên số 4 mang hành Mộc.
    – Số 6 là “chân” bên phải, nên nằm tại phía TÂY BẮC. Vì TÂY BẮC thuộc quẻ CÀN-Kim, nên số 6 có hành Kim.
    – Số 8 là “chân” bên trái, nên nằm tại phía ĐÔNG BẮC. Vì phía ĐÔNG BẮC thuộc quẻ CẤN-Thổ, nên số 8 mang hành Thổ.
    – Số 5 nằm ở chính giữa (tức trung cung). Vì trung cung là nơi phát sinh và cũng là nơi kết thúc của vạn vật, nên trung cung thuộc hành Thổ. Vì thế nên số 5 cũng mang hành Thổ.

    Sắc bất dị không
    Không bất dị sắc
    Sắc tức thị không
    Không tức thị sắc
    Thụ tưởng hành thức
    Diêc phục như thị

    (Nghĩa là: Vật không khác gì “không”, “Không” không khác gì vật. Vật tức là “không”, “không” tức là vật. Những điều con người cảm thụ và suy nghĩ được cũng vậy).

    Như vậy “KHÔNG” bao hàm cả “khiếu” (tức mấu chốt của sự vật). “Khiếu” có 9 cái nên gọi là “Cửu khiếu”, cũng là nói hai chữ “Huyền Không” bao hàm từ 1 tới 9. Nhưng đây không phải đơn thuần là số đếm, mà còn là mấu chốt để định vị không gian và thời gian chứa đựng sự vật. Vì vậy mới dùng hai chữ Huyền Không để làm đại biểu.

    Nói một cách khác, Huyền Không là dùng các con số từ 1 tới 9 để biểu thị, quan sát mọi sự thay đổi, biến hóa của sự vật. Như chúng ta đã biết, mọi vật thể, cũng như vũ trụ đều được cấu trúc bằng những hạt nhân nguyên tử hay những hành tinh di chuyển theo một quỹ đạo hình tròn. Còn 9 con số của Huyền Không khi biểu thị sự biến hóa của sự vật sẽ di chuyển theo một quỹ đạo nhất định. Quỹ đạo này được gọi là vòng “Lượng thiên Xích”(sẽ nói trong 1 bài khác).

    Bàn về vòng Lượng thiên xích, sách “Trạch vận tân án” có viết:

    Thùy đắc Lượng thiên Xích nhất chi,
    Bộ lường trung, ngoại cổ kim thi,
    Tử sinh đắc thất tùy thám sách,
    Quá hiện vị lai liễu liễu tri

    Tạm dịch:

    Nếu đã nắm được vòng Lượng thiên Xích,
    Có thể đo lường mọi chuyện trong, ngoài xưa nay,
    Tìm hiểu được sự sống chết và được mất,
    Biết rõ quá khứ, hiện tại và tương lai.

    Cho nên Huyền không học là môn Phong thủy dựa vào sự di chuyển của 9 con số theo quỹ đạo của vòng Lượng thiên Xích trên đồ hình Bát quái mà đoán định sự cát, hung, được, mất của từng căn nhà (dương trạch) hay phần mộ (âm trạch).

    Nhưng tại sao lại phải dựa trên đồ hình Bát quái? Đó là vì ngay từ thời xa xưa, cổ nhân đã biết phác họa ra Bát quái để thu tóm mọi biến chuyển của Trời (thiên văn), Đất (địa lý) vào đó. Theo “Lục kinh đồ”, phần “Ngưỡng quan thiên văn đồ” thì “Phục Hy quan sát thiên văn mà vẽ ra Bát quái. Do đó, phàm những gì thuộc về thiên văn như vòng vận hành của mặt trời, mặt trăng, tinh tú, ngày tháng, bốn mùa. . . không gì mà Bát quái không thu tóm”. Còn sách Phủ Sát địa lý thì viết “Cúi xuống xem xét địa lý mà vạch ra 8 quẻ, cho nên phàm những gì liên quan tới lý lẽ của Đất (địa) như bốn phương chín châu, điểu, thú. thảo mộc, mười hai chi sở thuộc. . . không gì mà Bát quái không cai quản”.

    Như vậy, Bát quái chính là sự thu tóm những biến chuyển của Trời, Đất, còn sự di chuyển của 9 con số (còn được gọi là Cửu tinh) theo vòng Lượng thiên Xích chính là những biến hóa, thay đổi của sự vật. Kết hợp những yếu tố này với nhau, tức là đưa sự vận hành của Cửu tinh theo vòng Lượng thiên Xích vào trong đồ hình của Bát quái để thu tóm mọi biến chuyển của Trời, Đất và sự vật chung quanh, tức là những yếu tố khách quan bên ngoài có tác động, ảnh hưởng tới 1 căn nhà hay 1 ngôi mộ thì đương nhiên sẽ biết được vận khí tốt, xấu của căn nhà hay ngôi mộ đó theo từng thời gian nhất định. Đây chính là nguyên nhân của sự hình thành và phát triển của trường phái Phong thủy mang danh là “Huyền không học” (hay Huyền Không Phi tinh).

    Về lai lịch của phái Huyền Không thì tuy không ai có thể xác định được chính xác nó được hình thành từ lúc nào hoặc do ai sáng lập, nhưng vì hầu hết những nguyên lý căn bản của phái này đều được trích dẫn từ những tác phẩm về Phong thủy nổi tiếng của Dương quân Tùng (một Phong thủy sư lỗi lạc thời tàn Đường) như “Thiên ngọc Kinh”, “Thanh nang áo Ngữ”, “Đô thiên Bảo chiếu kinh”, cho nên có lẽ phái Huyền Không đã được hình thành từ Thế kỷ IX sau Công Nguyên, và Dương quân Tùng nếu không là người sáng lập thì cũng chính là người đã có công tạo dựng nền tảng và cơ sở vững chắc cho sự phát triển của phái Huyền Không.

    Đến đầu thời Tống, danh sư Ngô cảnh Loan cho ra đời những tác phẩm như “Huyền Không bí chỉ” và “Huyền cơ phú” thì Huyền Không đã trở thành 1 trường phái rõ rệt, cũng như có 1 vị trí vững vàng trong nghệ thuật Phong thủy Trung Hoa. Sau này, các danh sư như Tưởng đại Hồng thời Minh, Chương trọng Sơn thời Thanh càng làm cho phái Huyền Không nổi bật lên với những luận đoán cực kỳ chính xác cả về âm trạch lẫn dương trạch.

    Tuy nhiên, vì những nguyên lý của Huyền Không vào các thời đại đó đều được giữa hết sức bí mật, nên ít có ai biết hoặc hiểu về Huyền Không, trừ khi được chân truyền. Mãi đến cuối đời nhà Thanh, khi Thẩm trúc Nhưng cho công bố tác phẩm “Thẩm thị Huyền không học” thì những bí mật của Huyền Không mới được làm sáng tỏ. Từ đó đến nay, ảnh hưởng của Huyền Không phái càng ngày càng lan rộng trong đại chúng, nhất là đối với những người yêu thích Phong thủy, hoặc muốn xử dụng Phong thủy để cải tạo nhà cửa, mồ mả để làm cho cuộc sống gặp được nhiều thuận lợi và may mắn hơn.

    Tổng Luận Phi Tinh

    Sau khi đã có sơ đồ phi tinh, tiến hành luận đoán tốt xấu để có phương án bài trí cho phù hợp. Hai cung quan trọng nhất đó là toạ và hướng, bởi hướng là nơi nạp Thiên khí vào nhà chủ quản hoạ phúc. Toạ là nơi nạp Địa khí chủ về nhân đinh, hậu vận. Mỗi cung toạ và hướng có các Phi Tinh Sơn và Hướng, căn cứ vào Sơn Tinh và Hướng Tinh kết hợp để luận đoán tốt x ấu. Sau đây luận các cách kết hợp của Sơn Tinh và Hướng Tinh.
    Luận phải lấy vượng làm chính, lấy suy làm ngược lại, vượng tinh thì tốt chủ cát lành, suy tinh thì chủ hung bại. Vượng tinh cần được sinh phù, suy tinh cần thu sơn xuất sát. Những cửa chính, cửa phụ được cát tinh sinh vượng chiếu nên sinh hoạt, đi lại nhiều hoặc mở cửa sổ lớn để đón khí. Trường hợp bị hung tinh suy tử chiếu thì cần có cách thức trấn yểm, hoá giải phù hợp, tốt nhất là hạn chế đi lại hoặc mở cửa ở[i] phương khác tốt hơn.

    Nhất Bạch 
    11 : Đào hoa, v ượng ứng với quan tinh, chủ văn x ương, độc thư, thông minh, văn tài xuất chúng. Suy ứng với tai máu thận suy, di tinh tiết huyết, dâm đãng, x ảy thai, bất đắc chí.
    12 : Dễ mắc bệnh dạ dày, ruột, bệnh thận, tai máu, nữ mắc phụ khoa, đẻ non, sảy thai. Trung nam không thuận phải ly tổ bôn ba, quan lộc bị x âm hại.
    13 : Tranh chấp, quan phi, đạo tặc, phá tài
    14 : Ra ngoài có lợi, dễ thăng chức, văn chương phát quý nổi danh, tài vượng, phụ nữ sang quý. Nếu suy sinh dâm đãng.
    15 : Tổn hại nhân đinh, dễ mắc bệnh thận, tai máu, trung nam bị tổn hại.
    16 : Phú quý cát lợi, văn tài thông minh, hãm thì dâm loạn
    17 : Đào hoa, ra ngoài cát lợi. Nếu hãm thì thương tích, thị phi, tham luyến tửu sắc.
    18 : Phạm bệnh tật tai máu, trung nam bất lợi tha hương lưu lạc.
    19 : Thuỷ hoả không dung, phạm bệnh tật mắt, tinh thần, trước tốt sau x ấu.

    Nhị Hắc

    21 : Nữ bệnh phụ khoa, tràng vị, nam mắc bệnh tai máu thận, trung nam tổn hại.
    22 : Bệnh tật, nữ bệnh phụ khoa, nam mắc bệnh đường ruột. Đắc v ận thì giàu có.
    23 : Cách Đấu Ngưu sát chủ quan phi, kiện tụng, khẩu thiệt. Mẹ già tổn hại.
    24 : Bất hoà, bệnh phong hàn, khẩu thiệt, kiện tụng, sinh nở khó, hại mẹ già.
    25 : Tổn thất nhân đinh, cô quả, mẹ nhiều bệnh.
    26 : Đất đai vượng phát, tăng tài, buôn bán phát đạt.
    27 : Tiến tài, nhiều hỷ sự, nếu hãm phạm đào hoa, khẩu thiệt, tán tài.
    28 : Cách hợp thập chủ cát lợi, dễ đi xa
    29 : Sinh đẻ nhiều, nếu v ượng chủ văn tài, thất v ận phòng bệnh tật, sinh người ngu đần.

    Tam Bích

    31 : Thị phi khẩu thiệt tranh đấu phá tài. Nếu đắc lệnh thì phát quý.
    32 : Cách Đấu Ngưu sát chủ thị phi tranh đấu đạo tặc, hại mẹ già, bệnh đường ruột.
    33 : Quan phi, thị phi, đạo tặc, đắc lệnh thì phú quý.
    34 : Đào hoa, kiếp tặc hại cho nữ. Đắc lệnh văn tài phú quý nổi danh.
    35 : Hại tì vị, chủ nhân bất an, hại cho trưởng nam.
    36 : Trưởng nam bất lợi, quan phi, thương tích chân tay, đắc lệnh thì quyền uy, phát văn tài.
    37 : Phá tài, kiếp đạo, dâm đãng, hại trưởng nam
    38 : Bất lợi nhiều bệnh tật, phá tài, tuyệt hậu
    39 : Thông minh tiến tài, sinh quý tử

    Tứ Lục

    41 : Đào hoa dâm đãng, nếu sinh vượng thì xuất ngoại thành danh, v ăn tài xuất chúng
    42 : Bệnh tật tỳ vị, hại mẹ già.
    43: Dâm loạn, đạo tặc, hại thiếu nữ
    44 : Đào hoa, ly tổ, sinh v ượng thì có quý nhân phù trợ, văn tài thành danh.
    45 : Nhiều bệnh tốn tài. Sinh vượng thì nhà cửa hưng v ượng
    46 : Trước lành sau x ấu, khó sinh, bất lợi trưởng nữ
    47 : Cô qủa bất hoà, nạn đao thương thổ huyết, hại trưởng nữ. Sinh vượng thì xuất hiện giai nhân tài sắc
    48 : Tổn tài, hại thiếu nam, bệnh phong tật thấp khớp, đào hoa. Tốt lành tiến tài, lợi điền sản.
    49 : Sinh quả phụ, đào hoa. Sinh vượng thì Mộc Hoả thông minh, xuất hiện danh sĩ.

    Ngũ Hoàng

    51 : Tổn nhân đinh, hại trung nam nhiều bệnh tật, bệnh tai máu thận.
    52 : Sinh cô quả phụ, nhiều bệnh, bệnh tỳ vị.
    53 : Hại trưởng nam, phá tài, nhiều bệnh tật
    54 : Phá tài, hại nhân khẩu, bệnh tật
    55 : Rất x ấu chủ bệnh tật, hao người tốn của
    56 : Nếu sinh vượng thì rất tốt
    57 : Bệnh tật, kiếp đạo, đắc thì tiến tài nhiều hỷ sự
    58 : Bất lợi thiếu nam, đắc thì cát chủ hoạnh phát tài
    59: Sinh nở khó, bệnh tật, thương vong, ăn chơi phá tài

    Lục Bạch

    61 : Đào hoa dâm loạn, sinh nở khó. Đắc thì quan lộc hanh thông
    62 : Bệnh tật, phụ khoa, tổn tài
    63 : Tai nạn, bất an, hại trưởng nam
    64 : Ly tán, tai nạn, bất an, hại trưởng nữ
    65 : Bệnh tinh thần, đắc thì phát tài
    66 : Hại trưởng nam, người già, đắc thì quan vận tốt, quyền hành, văn tài xuất hiện.
    67 : Đao kiếm sát phạm đao thương, tổn tài, thị phi quan tụng
    68 : Đại cát nhiều hỷ sự, lợi quan lộc
    69 : Bệnh phế huyết hoả tai, hại cho cha già

    Thất Xích

    71 : Kim thuỷ đa tình đào hoa, ly hương xuất ngoại, tổn hại lục súc
    72 : Khẩu thiệt thị phi hoả tai. đắc vận thì hợp thành Hoả tiên thiên lợi nhị hắc nên phát tài.
    73 : Thương trưởng nam, bội nghĩa, thị phi, bệnh tật, quan phi
    74 : Hại trưởng nữ, đao thương, bệnh thần kinh
    75 : Nhiều bệnh bất an, tửu sắc phá tài
    76 : Đao kiếm sát, tổn tài, sinh nhiều nữ
    77 : Tổn tài, thị phi. Sinh vượng thì hỷ sự phát tài, sinh nhiều nữ
    78 : Cầu tài danh đều lợi, nam nữ đa tình
    79 : Tai nạn bệnh tâm khí, hại cho nữ nhỏ

    Bát Bạch

    81 : Hại trung nam, bệnh tai máu thận
    82 : Bệnh tật, hại mẹ già, thiếu niên lao khổ, sinh vượng thì phát tài chủ tốt
    83 : Bất lợi, ly hôn, hại thiếu nam
    84 : Cô quả, khó sinh nở, hại thiếu nam
    85 : Bệnh tật, tai nạn, hại thiếu nam
    86 : Văn tài, thông minh cát lợi, sinh quý tử
    87 : Sinh v ượng thì tốt cho thiếu nam, thiếu nữ, tài lộc vượng
    88 : Đại cát, sinh nhiều con trai
    89 : Đinh tài đều vượng nhiều hỷ sự

    Cửu Tử

    91 : Cách Thuỷ Hoả Ký Tế lợi văn chương, có nhiều danh vọng, công danh tốt.
    92 : Phạm bệnh tật, bệnh mắt, phụ khoa
    93 : Quan phi khẩu thiệt. Nếu sinh vượng sinh văn sĩ
    94 : Đào hoa, hao tài
    95 : Nhiều bệnh tật, hoả tai
    96 : Sinh bệnh tật, bệnh não, thổ huyết, quan hình
    97 : Phá tại, hại thiếu nữ, quan phi khẩu thiệt
    98 : Cát lành hỷ sự
    99 : Bệnh mắt bệnh thần kinh, sinh vượng thì tốt

    Ngũ Hành Và Các Đặc Tính

    Ngũ hành tức là 5 hành KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ. Đối với các môn Khoa học và Huyền thuật Đông phương, Ngũ hành là 1 trong những nguyên lý căn bản và nền tảng cho mọi học thuyết. Thuyết Ngũ hành cho rằng mọi vật thể trong vũ trụ (kể cả con người) đều được cấu tạo bởi 5 hành đó, cũng như mọi sự phát triển, biến hóa của sự vật đều là do sự tương tác của Ngũ hành đối với nhau mà thôi. Do đó, việc nắm vững mối quan hệ tương tác giữa Ngũ hành là 1 điều quan trọng cho bất cứ ai muốn tìm hiểu sự vượng, suy, được, mất của mọi sự vật. Riêng đối với Phong thủy Huyền không, có nắm chắc được đặc tính của Ngũ hành, cũng như sự tương quan của chúng thì mới có thể phán đoán chính xác mọi hiện tượng xảy ra cho từng căn nhà hay từng phần mộ được.

    Dưới đây xin được trình bày sơ lược về đặc tính của Ngũ hành như sau:

    • Về hình dáng:
    + Kim: tròn đầy.
    + Mộc: hẹp dài.
    + Thủy: khúc khuỷu.
    + Hỏa: nhọn sắc.
    + Thổ: vuông vức.

    • Về màu sắc:
    + Kim: màu trắng.
    + Mộc: màu xanh.
    + Thủy: màu đen.
    + Hỏa: màu đỏ.
    + Thổ: màu vàng.

    • Về cơ thể:
    + Kim: đầu, họng, lưỡi, phổi.
    + Mộc: lông, tóc, tay chân, gan, mật.
    + Thủy: máu, mồ hôi, nước mắt, tai, thận.
    + Hỏa: mắt, tim.
    + Thổ: dạ dày, lá lách, lưng, bụng.

    • Về mùi vị:
    + Kim: cay
    + Mộc: chua
    + Thủy: mặn
    + Hỏa: đắng
    + Thổ: ngọt

    • Về Quẻ Dịch:
    + Kim: 2 quẻ CÀN, ĐOÀI.
    + Mộc: 2 quẻ CHẤN, TỐN.
    + Thủy: quẻ KHẢM.
    + Hỏa: quẻ LY.
    + Thổ: 2 quẻ KHÔN, CẤN.

    • Về Thiên Can:
    + Kim: Canh, Tân.
    + Mộc: Giáp, Ất.
    + Thủy: Nhâm, Quý.
    + Hỏa: Bính, Đinh.
    + Thổ: Mậu, Kỷ.

    • Về Địa Chi:
    + Kim: Thân, Dậu.
    + Mộc: Dần, Mão.
    + Thủy: Hợi, Tý.
    + Hỏa: Tỵ, Ngọ.
    + Thổ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

    • Về phương hướng:
    + Kim: TÂY và TÂY BẮC.
    + Mộc: ĐÔNG và ĐÔNG NAM.
    + Thủy: BẮC.
    + Hỏa: NAM.
    + Thổ: ĐÔNG BẮC và TÂY NAM.

     

    Tất cả những đặc tính kể trên là những yếu tố tối thiểu mà người học Phong thủy Huyền Không cần phải biết để có thể ứng dụng sau này. Chẳng hạn như nói hình nhọn thuộc Hỏa, hẹp dài thuộc Mộc, tròn đầy thuộc Kim, vuông vức thuộc Thổ… Như vậy, tuy trong vận 8 này, mặc dù mọi nhà đều cần chọn hướng sao cho vượng tinh bát bạch Thổ chiếu tới, nhưng những nhà có hình vuông vức (thuộc dạng hình Thổ) sẽ tốt hơn, và dĩ nhiên là phát đạt hơn những nhà có dạng hình ống hay hình chữ nhật (vì là dạng hình Mộc khắc vượng tinh hành Thổ).

    Sự Tương Quan Của Ngũ Hành
    Sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau được thể hiện qua những hình thức sau:

    Ngũ hành tương sinh

    Mọi vật thể muốn phát triển cần được sự hổ trợ, nuôi dưỡng từ những vật thể khác. Do đó, quan hệ tương sinh là biểu hiện quá trình tăng trưởng và phát triển của sự vật.

    Nguyên lý ngũ hành tương sinh là:

    – KIM sinh THỦY
    – THỦY sinh MỘC
    – MỘC sinh HỎA
    – HỎA sinh THỔ
    – THỔ sinh KIM.

    Kim sinh Thủy không phải là vì Kim bị đốt nóng sẽ chảy ra thành nước, vì Kim lúc đó tuy ở dạng thể mền lỏng, nhưng đỏ chói, nóng bỏng nên sao có thể gọi là “Thủy” được. Thật ra, nguyên lý Kim sinh Thủy của cổ nhân là vì lấy quẻ CÀN là biểu hiện của Trời, mà Trời sinh ra mưa để tưới nhuần vạn vật, nên Thủy được phát sinh từ Trời. Mà quẻ CÀN có hành Kim nên mới nói Kim sinh Thủy là vậy. Mặt khác, trong Hậu thiên Bát quái của Văn Vương, Thủy là nguồn gốc phát sinh của vạn vật. Nếu không có Thủy thì vạn vật không thể phát sinh trên trái đất. Cho nên khi lấy CÀN (KIM) sinh KHẢM (THỦY) cũng chính là triết lý của người xưa nhìn nhận nguồn gốc của sự sống trên trái đất là bắt nguồn từ Trời, là hồng ân của Thượng Đế. Do đó, trong các nguyên lý tương sinh của Ngũ hành, Kim sinh Thủy là 1 nguyên lý tâm linh, triết lý và vô hình, và cũng là nguyên lý tối cao của học thuyết Ngũ hành tương sinh, vì nó là sự tương tác giữa Trời và Đất để tạo nên vạn vật. Còn những nguyên lý tương sinh còn lại chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau trên trái đất để duy trì sự sống mà thôi, nên cũng dễ hiểu và dễ hình dung hơn.

    Ngũ hành tương khắc

    Mọi vật thể khi bị sát phạt, khắc chế sẽ đi đến chỗ tàn tạ, thoái hóa. Do đó, quan hệ tương khắc là để biểu hiện quá trình suy vong và hủy diệt của sự vật.

    Nguyên lý của Ngũ hành tương khắc là:

    – KIM khắc MỘC.
    – MỘC khắc THỔ.
    – THỔ khắc THỦY.
    – THỦY khắc HỎA.
    – HỎA khắc KIM.

    Trong những nguyên lý tương khắc chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau để đi đến sự hủy diệt. Như vậy, trong nguyên lý tương sinh, tương khắc của Ngũ hành, người xưa đã bao hàm cả triết lý sự sống là bắt nguồn từ Trời (Thượng Đế), nhưng trường tồn hay hủy diệt là do vạn vật trên trái đất quyết định mà thôi. Ngoài ra, nó cũng bao hàm hết cả quá trình Sinh-Vượng- Tử- Tuyệt của vạn vật rồi vậy.

    Ngũ hành phản sinh

    Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thành tai hại. Điều này cũng tương tự như 1 em bé cần phải ăn uống cho nhiều thì mới mau lớn. Nhưng nếu ăn nhiều quá thì đôi khi có thể sinh bệnh tật hoặc tử vong. Đó là nguyên do có sự phản sinh trong Ngũ hành.

    Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là:
    – Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.
    – Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than.
    – Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt.
    – Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt.
    – Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.

    Ngũ hành phản khắc

    Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó qúa lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc.

    Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc là:
    – Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy.
    – Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu.
    – Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt.
    – Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn.
    – Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.

    Cho nên trong sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau không chỉ đơn thuần là tương sinh hay tương khắc, mà còn có những trường hợp phản sinh, phản khắc sẽ xảy ra nữa. Biết hết được những điều này thì khi ứng dụng vào Huyền không phi tinh mới đạt đến mức độ linh hoạt và tinh vi, chính xác hơn. Chẵng hạn như một ngôi nhà nơi phía ĐÔNG có các vận-sơn-hướng tinh 3-3-7. Nếu theo thông thường thì thấy 7 thuộc hành Kim khắc 3 thuộc hành Mộc, nên nếu nhà này có cửa ra vào tại nơi đó thì đoán là nhà sẽ có người bị gãy tay, chân vì Kim khắc Mộc. Nhưng nếu nhìn kỹ thì thấy nơi đó có tới hai sao hành Mộc. Lại thêm phía ĐÔNG cũng hành Mộc. Cho nên Mộc nơi này vượng, một sao Kim thế yếu không thể khắc được, mà còn bị phản khắc lại. Vì thế nhà này không có người bị gãy tay chân, mà chỉ có bị bệnh yếu phổi hay đau phổi mà thôi.

     

    Hotline