KHÔNG ĐỦ HIỂU BIẾT ẮT SINH LO NGHĨ (1)

KHÔNG ĐỦ HIỂU BIẾT ẮT SINH LO NGHĨ (1)
Ngày đăng: 27/02/2021 09:12 PM

    KHÔNG ĐỦ HIỂU BIẾT ẮT SINH LO NGHĨ (1)

    Nhân sinh như mộng, kiếp người tuy dài nhưng cũng chẳng tày gang. Một người sướng khổ, được mất, tất cả đều không nằm ngoài chữ hai chữ “trí tuệ” của mình quyết định. Sự khác biệt giữa bậc Thánh nhân và người thường cũng lại như thế, làm người có thể sống trong ánh sáng của trí tuệ ắt sẽ được an nhiên tự tại.

    Tâm thái của con người chính là chủ nhân của chính họ. Có câu: “Đời người như dòng sông, có được cao nhân chỉ đường dẫn lối đó là may mắn. Đời người như quyển sách, thâm sâu khôn lường, vui buồn đều trong đó”.

    Đời người là biển học vô bờ mà trong đó tư duy Nho giáo, triết học Đạo gia, trí tuệ Phật gia là nền tảng của sự phát triển của văn hóa nhân loại. Nền văn hóa truyền thống nếu như thiếu một trong 3 yếu tố này thì có thể nói là không thành tựu được.

    Lão Tử là bậc đại Thánh nhân, thiên cổ khó người sánh nổi. Ông từng giảng: “Hiểu biết không đủ ắt sinh lo nghĩ, uy không đủ ắt sinh tức giận, tín không đủ ắt nói nhiều lời”.

    Hiểu biết không đủ ắt sinh lo nghĩ

    Khi kiến thức không đủ thì không có khả năng quyết đoán, sinh ra nhiều suy nghĩ, ưu tư, thiếu cảm giác an toàn. Cho nên, con người có nhiều lúc suy nghĩ quá nhiều, cuộc sống bất an. Đây không phải là do tác động từ xã hội bên ngoài mà chính xác là xuất phát tự nội tâm bên trong, kiến thức không đủ tạo thành.

    Muốn cải biến điều này thì cần phải bắt đầu từ chính bản thân mình, đi những bước đi thực tiễn chắc chắn, mở rộng tầm nhìn. Có câu: “Học kinh tăng học vấn, học sử tăng kiến thức”, đọc nhiều sách cổ nhân, dùng trí huệ cổ nhân làm kinh nghiệm cho mình thì khi gặp sự việc ắt có kim chỉ nam dẫn lối, biết nên làm thế nào.

    Lão Tử là bậc đại Thánh nhân, thiên cổ khó người sánh nổi. Ông từng giảng: “Hiểu biết không đủ ắt sinh lo nghĩ, uy không đủ ắt sinh tức giận, tín không đủ ắt nói nhiều lời”. Uy không đủ ắt sinh tức giận

    Một người mà uy không đủ để phục người thì ắt sẽ thường sinh oán giận để bù đắp uy vọng cho mình. Nhưng kết quả lại không như mong muốn mà thường là phản tác dụng. Nguyên nhân là do khi một người tức giận chính là lúc bộc lộ đức hạnh, sự nhẫn nại của mình chưa đủ để phục chúng. Một người có học vấn, có đức hạnh ắt sẽ là người có biểu hiện khiêm nhường, nhẫn nại, dùng lễ đãi người, dù bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không bộc lộ sự tức giận với người khác.

    Tín không đủ ắt nói nhiều lời

    Người mà tín không đủ, lời nói ra người khác không nghe dùng, thông thường sẽ hay nói nhiều để mong người khác nghe theo. Nhưng trong “Dịch Kinh” lại nói: “Cát nhân chi từ quả, táo nhân chi từ đa” (đại ý: Người có uy đức thì không nói nhiều, người giảo hoạt mới dùng nhiều lời để nói). Nói cách khác, khi một người nói nhiều chính là lúc họ bộc lộ khuyết điểm của mình, là một người không có đủ uy danh để phục chúng. Ở đây có thể thấy, làm người thủ tín là điều tối quan trọng.

    8 câu, 16 từ thể hiện trí tuệ cổ nhân làm người đối nhân xử thế

    1. Trạm cao (Đứng chỗ cao)

    Vương An Thạch thời Bắc Tống nói: “Bất úy phù vân già vọng nhãn, chỉ duyên thân tại tối cao tằng” (Phù vân trên núi không che được tầm nhìn của người leo núi, chỉ bởi thân họ nay đã ở tầng cao nhất rồi).

    Phù vân trên núi có thể che mắt người leo núi, chúng ta trong cuộc sống đời thường cũng lại như thế. Cuộc sống hàng ngày có quá nhiều những “áng mây” che đi tầm nhìn của mình. Nó không chỉ là những quan niệm lệch lạc, những tư tưởng sai trái, vàng thau lẫn lộn mà ngay cả những lời gian ý trá cũng có thể che mờ đi tầm nhìn của chúng ta. Phản tỉnh chính mình, đâu thực đâu hư mới chính là điều sáng suốt.

    Khi một người có thể đứng trên đỉnh núi, thì những phù vân kia giờ đã không còn là “vật cản đường” nữa mà đã thành “thảm trải bước chân”. Trong cuộc sống đời thường cũng vậy, khi chúng ta có thể đặt vị trí của mình trên một tầm cao thì mọi phù vân che lấp tầm nhìn kia giờ chỉ là hoa cỏ bên đường, tô điểm cho cuộc sống chúng ta mà thôi. Khi chúng ta có thể đặt mình trên một tầm cao nhất định thì có thể nhìn được đường đi nước bước rõ ràng, định hướng được tương lai chuẩn xác.

    Cũng như một người tâm mang hoài bão ắt sẽ có được tấm lòng bao dung thiên hạ, chẳng vì cái được mất của bản thân mà tâm mang sầu não. Có câu: “Tâm người bao cao, cảnh giới bấy cao” cũng chính là ý này.

    Một người tâm mang hoài bão ắt sẽ có được tấm lòng bao dung thiên hạ, chẳng vì cái được mất của bản thân mà tâm mang sầu não.

    2. Nhìn xa

    Cổ nhân có câu: “Đi một bước, nhìn mười bước” một người có tầm nhìn bao xa, điều đó quyết định họ có thể đi được bao xa. Người không có tầm nhìn xa, ắt tìm kiếm những điều nhìn thấy được ở gần, tìm kiếm những điều lợi lộc trước mắt, không có ngày mai.

    Nhân sinh như một vũ đài rộng lớn, nếu như bạn bó buộc vũ đài của mình trong một cái giếng cạn, vậy bầu trời của bạn cũng chỉ như cái vòng tròn bé nhỏ, không màu sắc. Còn nếu như bạn muốn vũ đài của mình muôn hoa đua sắc, vậy cần phải phá vỡ trạng thái hiện tại, cần bỏ đi tâm ẩn dật, đưa tầm nhìn xa trông rộng hơn.

    3. Quảng vấn

    Người đọc sách nhiều, ắt có nhiều tri thức, tâm mang hoài bão cũng vì thế mà rộng mở hơn người khác. Hay nói cách khác, người muốn có tri thức, muốn có kinh nghiệm, là một người học bác uyên thâm, tâm hoài trí lớn ắt phải đọc cho nhiều. Xã hội phát triển là nhờ tri thức, trí người sáng là nhờ học hỏi, trong đó cũng bao gồm những trải nghiệm thực tế trong xã hội. Điều ta nghe, cái ta thấy, không gì là uổng phí cả, tất cả đều tương trợ tương thành một đời cho chúng ta.

    4. Thận ngôn

    Lưu Hướng thời Tây Hán nói: “Quân tử thận ngôn ngữ hĩ, vô tiên kỉ nhi hậu nhân, trạch ngôn xuất chi, lệnh khẩu như nhĩ”. Ý nói rằng bậc quân tử cần phải chú ý thận trọng lời nói, ngôn từ, đừng chỉ biết nghĩ bản thân trước mà nghĩ người khác sau, lời nói xuất ngôn cần phải có lựa chọn. Có câu: “Một lời nói hoạch định giang sơn“, lời đã nói ra cũng như nước đổ khỏi cốc, muốn lấy lại là điều không thể. Lời nói không đúng sẽ làm tổn thương người khác, làm hỏng đi mối quan hệ hoà hữu.

    Đối với một cá nhân mà nói, nếu như lời nói không thận trọng, nhẹ thì có thể làm mất lòng người khác, nặng thì có thể sát thương người khác. Bởi thế, lời nói ra nhất định cần phải nghĩ trước nghĩ sau, đặc biệt là những lời nói có tính làm tổn thương đối phương thì càng phải nghĩ suy kĩ càng trước khi nói. Không những vậy, lời nói cũng không nên nói nhiều, nói nhiều ắt sẽ nói loạn. Nói lời thật không bằng nói lời đúng, nói lời đúng không bằng nói lời tốt.

    Tâm tĩnh vạn sự yên, tâm hoà vạn sự thuận.

    5. Tâm rộng

    Tâm tĩnh vạn sự yên, tâm hoà vạn sự thuận. Người mà đầu óc bận lo suy nghĩ thiệt hơn ắt cả ngày sầu não, u buồn oán thán. Nếu như tâm khoan dung, rộng mở thì thời thời đều được vui vẻ. Có câu, lòng người rộng bao nhiêu, thế giới rộng bấy nhiêu.

    Thế gian 10 phần thì có 7, 8 phần không như ý, việc mà thuận cảnh, hợp tình, người mà hài lòng, vừa ý đó là điều khó gặp. Nếu như sống chỉ biết so đo, suy nghĩ những điều nhỏ nhặt trước mắt, vậy cuộc đời trước sau cũng chỉ là những năm tháng tâm sầu trí mỏi. Chỉ có khoan dung mới có thể đem đến cho bạn một đời tâm nhàn trí thản.

    Tâm rộng một thước, đường rộng một trượng, tâm như biến lớn, gió thuận sóng yên, sống tuỳ duyên, ắt an nhiên tự tại.

    6. Thần định

    Có câu: “Tâm định vạn sự yên“, bậc quân tử thì dù núi Thái Sơn sập trước mắt cũng chẳng chau mày, chớp mắt, làm người đừng có hễ gặp chuyện không như ý là liền tinh thần bấn loạn, gấp gáp vội vàng, gặp chuyện vui thì đắc ý quên thân.

    Lão Tử từng giảng, làm người thường thì vì phúc mà gặp họa, vì họa mà gặp phúc, ví như câu chuyện “Tái ông mất ngựa” cũng chính là ý này. Trên đời vạn sự đều được định bởi hai chữ “nhân duyên”, họa phúc xong hành, có họa ắt có phúc, có phúc ắt có họa, thế gian vạn sự khó lường.

    Một người mà hiểu thấu kiếp nhân sinh, tính cách, lời nói ắt sẽ có sự tự tin, thông đạt, gặp nghịch cảnh, tâm cũng không loạn, gặp chuyện vui, tâm cũng hoà bình.

    Lão Tử từng giảng, làm người thường thì vì phúc mà gặp họa, vì họa mà gặp phúc.

    7. Ý chí

    Cổ nhân nói: “Lập chí không kiên, việc ắt không thành“. Làm người thì phải trước lập chí, sau lập nghiệp. Con người thành công là nhờ niềm tin chứ không phải điều kiện. Kiên định với ý chí chính là tấm vé thông hành đến đích thành công, chỉ có một niềm tin vững chắc, một ý chí kiên cường mới có thể giúp chúng ta chiến thắng nghịch cảnh.

    Khi một người không có ý chí, không có niềm tin thì cả đời cũng chỉ quay vòng trong những ngày tháng bất hạnh mà thôi. Một người ý chí, không sợ khổ, kiên trì, nhẫn nại, không sợ nghịch cảnh vậy thì còn điều gì có thể cản trở bước chân họ đi đến thành công?

    8. Khí túc

    Nhà thơ đời Đường, Lý Bạch nói: “Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng” (Trời sinh ra cái tài của ta ắt có chỗ dùng đến), làm người có khí chất sẽ có tự tin, tự tin nhưng không tự đại. Người có tự tin, nội tâm phong phú, có lúc thơ ca, ý nhạc, có lúc sâu lắng, hạo hãn.

    Người có tự tin thuần tịnh, ắt cũng không màng cách nhìn nhận thị phi của người khác về mình, có thể xử lý được mối quan hệ giữa bản thân và xã hội thấu tình đạt lý, điềm nhiên đối đãi với vạn sự được mất quanh mình.

    Người có tự tin, sẽ dám đương đầu với thế giới, dám cải biến vận mệnh, dùng sự chân thành, trí tuệ của mình để cảm động lòng người.

    Yên Ba

     

    Hotline